Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 42)

f. Thời gian lưu giữ Neutral red của màng lysosome

3.3.1.Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú

Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú sau 63 ngày nuôi ở các nghiệm thức bổ sung MOS và nghiệm thức đối chứng được thể hiện qua Bảng 3.3

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú nuôi

Thức ăn sử dụng Thông số D1 D2 D3 D4 D5 W (g) 3,34 ± 0,16 a 4,95 ± 0,14b 4,57 ± 0,25b 4,35 ± 0,13b 4,67 ± 0,25b AWG (g.week-1) 0,33 ± 0,17 a 0,50 ± 0,16b 0,46 ± 0,29b 0,44 ± 0,15b 0,47 ± 0,29b SGRw (%) 3,36 ± 0,08 a 3,99 ± 0,05b 3,86 ± 0,09b 3,79 ± 0,05b 3,90 ± 0,08b Tỉ lệ sống (%) 54,0 ± 2,00 58,7 ± 5,33 54,0 ± 3,06 54,7 ± 4,81 56,7 ± 5,46

Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Số liệu cùng dòng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Có thể thấy rõ sự sai khác về tăng trưởng của tôm sú giữa các nghiệm thức nuôi bổ sung MOS vào thức ăn và nghiệm thức nuôi đối chứng (Bảng 3.3). Ở các nghiệm thức bổ sung MOS vào trong thức ăn, tôm sú có tốc độ tăng trưởng về khối lượng trong khoảng 0,44 – 0,50 g/tuần, cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung MOS có tốc độ sinh trưởng đạt 0,33 g/tuần (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối cũng cao hơn ở các nghiệm thức bổ sung MOS (3,79 – 3,99% ngày) so với tôm ở nghiệm thức đối chứng (3,36% ngày) (P<0,05). Tỉ lệ sống không có sự sai khác đáng kể giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Như vậy, việc bổ sung MOS vào thức ăn đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm sú. Trong điều kiện nuôi thích hợp, tỷ lệ sống giữa các lô thí nghiệm không khác nhau nhưng qua Bảng 3.3 cho thấy việc bổ sung MOS vào thức ăn có xu hướng làm tăng năng suất thu hoạch của tôm nuôi do có tăng trưởng về khối lượng cao hơn.

Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về vai trò của MOS bổ sung vào thức ăn lên tăng trưởng của các loài giáp xác nuôi. Genc (2007) đã kết luận rằng khi bổ sung MOS với liều lượng 0.4% vào thức ăn, tốc độ tăng trưởng của tôm rằn

Penaeus semisulcatus được cải thiện khoảng 2% về trọng lượng . Sang and Fotedar

(2010) khi nghiên cứu bổ sung MOS vào thức ăn nuôi tôm hùm nước ngọt Cherax destructor cũng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ tăng trưởng giữa 2 nghiệm thức

không bổ sung MOS và có bổ sung 0.4% MOS vào thức ăn (P<0.05), tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng khi bổ sung MOS đạt (SGRw = 0,47 ± 0,07% ngày) cao hơn so với tôm ở lô đối chứng (SGRw = 0,32 ± 0,02% ngày), tốc độ tăng trưởng tuần của tôm ở lô đối chứng chỉ bằng 65,9% so với tôm nuôi sử dụng thức ăn có bổ sung 0,4% MOS. Cũng không có sự sai khác về tỉ lệ sống của tôm hùm (Cherax destructor) (P>0.05) nhưng ở nghiệm thức bổ sung 0,4% MOS đạt 83,33 ± 4,17% và đối chứng đạt 66,67 ± 4,17% sau 56 ngày nuôi. Trên đối tượng tôm hùm giống (Panulirus ornatus), Sang and Fotedar (2009) đã chứng minh tôm nuôi bằng thức bổ sung 0,4% MOS có tăng trưởng về khối lượng và tỉ lệ sống cao hơn tôm nuôi bằng thức ăn đối chứng (không bổ sung MOS) (P<0.05) [86]. Hiệu quả của MOS trong việc nâng cao tăng trưởng và tỉ lệ sống, giảm FCR của một số loài cá nuôi cũng được ghi nhận bởi các nghiên cứu như nghiên cứu của Staykov et al (2006) trên loài cá hồi Salmon và cá hồi Rainbow trout [98], nghiên cứu của Hanley & cộng sự (1995) trên cá rô phi đỏ [48], nghiên cứu của Hossu & cộng sự (2005) trên cá chẽm [54] và nghiên cứu của Bogut et al (2006) trên cá nheo giống [15].

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy khi bổ sung MOS vào thức ăn đã làm tăng tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm sú nuôi. Điều này có thể do vai trò của MOS trong việc nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa của tôm dẫn đến sự hấp thu năng lượng từ thức ăn tốt hơn như các nghiên cứu của Grisdale et al (2008) trước đây đã chứng minh trên cá hồi Atlantic salmon (Salmo salar L) [46]. MOS đã làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn của đường ruột dẫn đến hấp thụ năng lượng tốt hơn, đồng thời cũng làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường thành phần probiotic trong đường ruột của tôm nuôi như chứng minh của Sang, H.M., and Fotedar, R. (2010c) trên tôm hùm giống, vì thế MOS đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng của tôm sú nuôi [83].

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 42)