Hiệu quả của MOS lên các thông số miễn dịch của tôm sú nuôi khi cảm nhiễm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 55)

b. Tỉ lệ sống của tôm sú theo thời gian nuôi

3.4.3.Hiệu quả của MOS lên các thông số miễn dịch của tôm sú nuôi khi cảm nhiễm

vi vi khun

Các thông số miễn dịch của tôm sú sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh

Vibrio alginolitycus được xác định sau 1, 3 và 7 ngày cảm nhiễm và được thể hiện qua

bảng 3.8

Bảng 3.8: Các thông số miễn dịch của tôm sú sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio

alginolitycus gây bệnh

Thức ăn Thông số Thời gian sau cảm

nhiễm (ngày) Đối chứng 0,15% MOS 0 28,26 ± 0,47 a,1 32,66 ± 0,04 b,1 1 20,73 ± 0,04a,2 22,56 ± 0,44b,2 3 21,85 ± 0,62a,2 26,70 ± 1,08b,2 THCs (triệu TB/ml) 7 23,30 ± 0,54a,2 29,91 ± 0,41b,1 0 6,40 ± 0,57a,1 6,21 ± 0,81a,1 1 3,86 ± 0,33a,1 5,31 ± 3,32b,2 3 2,86 ± 0,60a,2 4,78 ± 0,69b,2 Granular cells (%) 7 3,73 ± 1,0a,3 5,18 ± 2,54b,1 0 1,00 ± 0,00a,1 1,00 ± 0,00a,1 1 7,33 ± 0,33a,2 4,33 ± 0,33b,2 3 5,00 ± 0,00a,3 3,00 ± 0,00b,2 Mức vi khuẩn (CFU/ml) 7 3,33 ± 0,33a,4 2,33 ± 0,33b,1

các chữ số khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tôm sú sau khi cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio bằng cách tiêm 20µl dung dịch vi khuẩn có nồng độ (5.107 tb/ml) vào xoang bụng ở phần đầu ngực có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ tiêu sinh lý của tôm ở nghiệm thức bổ sung MOS và nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Tôm sú nuôi bằng thức ăn có bổ sung MOS có khả năng phục hồi sức khỏe tốt và nhanh hơn so với tôm sử dụng thức ăn không bổ sung MOS.

Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng dòng có các chữ

cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Số liệu trên cùng cột có các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Sau 7 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolitycus, tổng tế bào máu (THCs) của tôm sú ở nghiệm thức bổ sung MOS là (29,91 ± 0,41 triệu tb/ml) cao hơn (THCs) của tôm ở lô đối chứng (23,30 ± 0,54 triệu tb/ml). Điều này nói lên MOS có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe của tôm sú.

Ở nghiệm thức đối chứng, THCs của tôm nuôi sau 1, 3, 7 ngày cảm nhiễm vi khuẩn không có sự sai khác nhau (P>0,05) nhưng có sự sai khác so với khi chưa cảm nhiễm (P<0,05). THCs sau 1, 3, 7 ngày cảm nhiễm thứ tự là (20,73 ± 0,04; 21,85 ± 0,62; 23,30 ± 0,54 triệu tb/ml) thấp hơn THCs khi chưa cảm nhiễm (28,26 ± 0,47 triệu tb/ml), điều này chứng tỏ sau 7 ngày cảm nhiễm tôm sú vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sức khỏe. Ở nghiệm thức bổ sung MOS, THCs của tôm sau 1 ngày và 3 ngày cảm nhiễm có sự sai khác có ý nghĩa so với THCs của tôm khi chưa cảm nhiễm và sau 7 ngày cảm nhiễm (P<0,05). THCs khi chưa cảm nhiễm không có sự sai khác với THCs của tôm sau 7 ngày cảm nhiễm (P>0,05). Điều này chứng tỏ rằng tôm nuôi bằng thức ăn có bổ sung MOS sau 7 ngày đã có khả năng phục hồi sức khỏe.

Khi chưa cảm nhiễm với vi khuẩn tôm nuôi không có sự sai khác về tỷ lệ tế bào hạt GCs giữa nghiệm thức bổ sung MOS (6,21 ± 0,81%) và nghiệm thức đối chứng (6,40 ± 0,57%) (P>0,05). Sau 1, 3 và 7 ngày cảm nhiễm thì tỉ lệ có sự sai khác rõ rệt giữa 2 nghiệm thức (P<0,05), nghiệm thức bổ sung MOS có tỉ lệ GCs cao hơn nghiệm thức không bổ sung MOS đó là do MOS có tác động mạnh đến khả năng phòng vệ của tôm khi gặp điều kiện bất lợi. Trong điều kiện có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giáp xác tăng cường số lượng tế bào hạt để tiêu diệt vi sinh vật thông qua các chất trung gian thông qua các phản ứng oxy hóa phenol thành quinone [3].

Ở nghiệm thức bổ sung MOS, chỉ số GCs của tôm nuôi sau 1 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn chưa có sự sai khác với khi chưa cảm nhiễm đó là do độc lực của vi khuẩn chưa tác động mạnh đến sức khỏe của tôm. Sau 3 ngày thì GCs có sự khác biệt rõ rệt so với GCs khi chưa cảm nhiễm, đó là do tôm đã bắt đầu có các phản ứng phòng vệ. Sau 7 ngày tôm đã có thể tiêu diệt hết vi khuẩn và dần hồi phục sức khỏe như trạng thái ban đầu.

Ở nghiệm thức đối chứng, chỉ số GCs của tôm sau 1 ngày cảm nhiễm cũng chưa có sự sai khác so với tôm khi chưa cảm nhiễm (P>0,05) nhưng sau 3 ngày kiểm tra thấy có dấu hiệu sai khác rõ rệt (P<0,05), chỉ số GCs giảm đi do phải sử dụng vào quá trình

phòng vệ cơ thể. Sau 7 ngày chỉ số GCs có sự sai khác với GCs sau 1 và 3 ngày cảm nhiễm (P<0,05), chỉ số GCs sau 7 ngày đã bắt đầu tăng lên cao hơn so với GCs sau 3 ngày cảm nhiễm nhưng vẫn chưa trở lại so với trạng thái ban đầu như ở nghiệm thức bổ sung MOS. Điều này nói lên sức đề kháng lại vi khuẩn gây bất lợi của tôm nuôi không bổ sung MOS chậm hơn so với tôm nuôi có bổ sung MOS vào thức ăn.

Mức độ vi khuẩn trong máu giữa nghiệm thức bổ sung MOS và nghiệm thức đối chứng trong suốt thời gian thí nghiệm (sau khi cảm nhiễm vi khuẩn 1, 3 và 7 ngày) có sự sai khác nhau (P<0,05), số lượng vi khuẩn trong máu tôm khi bổ sung MOS luôn ít hơn so với tôm đối chứng (Bảng 3.8). Điều này chứng tỏ MOS có tác dụng làm gia tăng tổng tế bào máu (THCs), từ đó tăng cường GCs để tiêu diệt vi khuẩn làm cho vi khuẩn ít có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Với nghiệm thức đối chứng, lượng vi khuẩn trong máu khi mới bắt đầu cảm nhiễm tăng cao (sau 1 ngày), sau thời gian 3 và 7 ngày lượng vi khuẩn có giảm đi nhưng vẫn chưa đạt đến khả năng phục hồi hoàn toàn.

Ở nghiệm thức bổ sung MOS, lượng vi khuẩn trong máu khi mới cảm nhiễm cũng tăng cao (4,33 ± 0,33 CFU/ml) nhưng với nồng độ ít hơn so với lô đối chứng (7,33 ± 0,33 CFU/ml), sau 7 ngày thì số lượng vi khuẩn trong máu gần như trở về trạng thái ban đầu (như khi chưa cảm nhiễm).

Như vậy, MOS có tác dụng rõ rệt đối với hệ thống miễn dịch của tôm sú. Tôm sú nuôi bằng thức ăn bổ sung 0,15% MOS khi ở trong điều kiện bất lợi có khả năng gia tăng tổng tế bào máu (THCs), tăng số lượng tế bào hạt (GCs) cao hơn tôm sú nuôi bằng thức ăn không bổ sung MOS nhằm kháng lại tác nhân gây bệnh.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận đinh của Sang và Ravi (2010) trên tôm hùm và Marron, Sang và Fotedar (2010) báo cáo về khả năng tăng cường hệ miễn dịch của marron và tôm hùm khi đánh giá các chỉ số như THCs, GCs và mức vi khuẩn trong máu tôm khi vật nuôi được cho ăn thức ăn có bổ sung MOS. Việc tăng cường chức năng chống lại vi khuẩn xâm nhập cũng thể hiện khi các đối tượng này được cảm nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh Vibrio spp. Kết quả tương tự cũng được quan sát ở một số loài cá, Staykov et al (2006) kết luận rằng các phản ứng miễn dịch trong cơ thể như hoạt động diệt khuẩn, hoạt động lysozyme, mức độ kháng thể, hoạt động bổ thể ở cá hồi và cá chép

được tăng cường khi cho ăn thức ăn có bổ sung MOS [98]. Kết quả tương tự cũng được nhận định bởi Torrecillas et al (2007) trên cá chẽm khi bổ sung 0,4% MOS vào thức ăn [106]. Vì thế, MOS có thể như là chất kích thích ban đầu của phản ứng miễn dịch.

Trong thí nghiệm này, tất cả tôm lấy đưa vào phân tích đều ở giai đoạn giữa của chu kỳ lột xác (intermoult stage) vì thế được xem là có tình trạng sinh lý và miễn dịch như nhau. Thử nghiệm tiêm nước muối sinh lý cho thấy, việc tiêm 20 µl nước muối vào cơ thể tôm đã không làm thay đổi tỷ lệ sống cũng như các chỉ số sinh lý và miễn dịch của tôm. Chất lượng nước nuôi trong các bể thí nghiệm là như nhau. Vì thế sự thay đổi THCs, GCs và mức vi khuẩn cho thấy, sự cảm nhiễm vi khuẩn đã làm thay đổi hệ thống tế bào máu của tôm. Việc giảm nhanh THCs của tôm trong cả 2 lô thí nghiệm sau khi cảm nhiễm vi khuẩn là kết quả của phản ứng đề kháng của tôm [74, 87]. Tuy nhiên, trong thí nghiệm cho thấy tình trạng kháng lại vi khuẩn xâm nhập tốt hơn ở tôm ăn thức ăn bổ sung MOS, THC đã phục hồi sau 3-7 ngày cảm nhiễm trong khi đó THC của tôm ở lô đối chứng vẫn chưa có khả năng phục hồi. Tốc độ phục hồi cao hơn của THC dẫn đến lượng vi khuẩn trong máu của tôm thấp hơn. Ngược lại tôm ăn thức ăn đối chứng có tốc độ phục hồi thấp, vì thế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tăng sinh khối trong máu do đó làm tăng chỉ số mức vi khuẩn. Kết quả tương tự cũng được quan sát bởi Sang et al (2009), Sung & Sun (1999) trên tôm hùm, marron Fenneropenaeus chinensis và Macrobrachium rosenbergii khi cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp [86, 100]. Smith et al (2003) đã kết luận rằng tôm Penaeus japonicus có khả năng tái tạo tế bào máu tăng gấp 3 lần khi tiêm chất kích thích hệ miễn dịch lipopoly-saccharide [89]. Kết quả của thí nghiệm này chứng tỏ rằng MOS có tác dụng làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập trên tôm sú nuôi.

Như vậy,kết quả ở thí nghiệm 2 chỉ ra rằng, MOS làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập trên tôm sú nuôi biểu hiện bằng các chỉ số về tỷ lệ sống, sinh lý và miễn dịch. Tỷ lệ sống của tôm sú cao ở lô bổ sung MOS có thể là hiệu quả trực tiếp của việc tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm bằng MOS như trong một số đối tượng nuôi thủy sản khác. Các chỉ tiêu sinh lý, thông số miễn dịch của tôm sú ở các lô bổ sung MOS vào thức ăn cũng cao hơn rất nhiều so với lô đối chứng, điều này nói lên MOS có tác dụng rõ rệt đến sức khỏe của tôm sú khi gặp điều kiện bất lợi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798) (Trang 55)