Triệu chứng:

Một phần của tài liệu Đề cương răng hàm mặt (Trang 28)

môi tái, muốn ngáp, tay chân bủn rủn.

- Xử trí:

+ Để BN nằm đầu thấp, nơi thoáng, cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nếu ở trên ghế nha khoa, hạ lưng ghế xuống thấp

Nếu ko có ghế nha khoa thì khiêng ngay BN lên giường nằm đầu thấp.

Nhưng nếu BN có biểu hiện khó thở do suy tim hoặc cơn hen cấp tính thì cho BN ngồi. + Nới lỏng cà vạt, khuy cổ, thắt lưng để máu lưu thông dễ dàng.

+ Xoa cồn 90° vào mặt, trán, thái dương và 2 bên cổ. + Giật tóc mai, day nhân trung, gọi tên BN.

+ Đắp khăn ướt lên trán.

+ Cho ngửi amoniac hoặc thở oxy nếu có.

+ Thường xuyên theo dõi mạch, HA, nhịp thở, sắc mặt.

+ Nếu mạch, nhịp thở vẫn còn nhưng mất tri giác kéo dài > 1’ thì cần tiêm thuốc trợ tim như cafein 1ml dưới da hoặc long não 2ml dưới da. Hiện nay thường dùng adrenalin tiêm dưới da hoặc tiêm TM.

2. Ngất

- ĐN: ngất là sự gián đoạn của đời sống ngoại tiết và ngừng ít nhiều hoạt động dinh dưỡng. Đây là tình

trạng RL chức năng sống của cơ thể.

Tùy mức độ, ngất có thể chỉ ngừng thở hoặc ngừng toàn bộ tim và hô hấp.

- Triệu chứng:

+ Có thể bắt đầu sau khi bị xỉu nhưng cũng có khi bắt đầu đột ngột.

+ Về hô hấp: BN có biểu hiện mặt tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh sau đó nông, ko đều, cuối

cùng ngừng thở.

+ Song song với các dấu hiệu hô hấp, hệ tuần hoàn của BN cũng có các biểu hiện: mạch nhanh sau

đó chậm và ko đều, HA cũng có thể lên dần sau đó thắt lại và cuối cùng hạ HA. - Xử trí:

+ Nếu ngừng thở, tim đập yếu thì nhanh chóng:

(1) Hà hơi thổi ngạt miệng – miệng 12 – 15 lần/phút.

(2) Dùng các thuốc trợ tim và hô hấp: Campho 5ml dưới da hoặc Coramin 5ml dưới da hoặc Cafein 1ml dưới da.

(3) Có thể dùng hydrocortison 50 – 100mg tiêm TM để làm tăng dung lượng tim và hỗ trợ hô hấp do tác dụng làm mất tình trạng co thắt PQ.

+ Nếu ngừng thở, ngừng tim thì phải khẩn trương cấp cứu càng nhanh càng tốt:

(1) Hô hấp nhân tạo miệng – miệng và xoa bóp tim ngoài lồng ngực: cứ 15 lần nén ngực (80

29 (2) Nếu sờ ĐM cảnh 5 giây ko thấy đập: ngay lập tức thực hiện cú đấm trước tim bằng cách nắm (2) Nếu sờ ĐM cảnh 5 giây ko thấy đập: ngay lập tức thực hiện cú đấm trước tim bằng cách nắm chặt tay để trước ngực BN 25 cm, đánh một cú nhanh mạnh lên vùng trước tim. Cần làm ngay khi có dấu hiệu ngừng tim thì mới có KQ.

(3) Thuốc:

Adrenalin dung dịch 1/1000, ống 1ml, tiêm dưới da ½ đến 1 ống, sau đó 10 – 15’ tiêm một lần liều

như trên cho tới khi HA trở lại bình thường. Nếu tình trạng quá nặng, ngoài tiêm dưới da thì truyền qua đường TM dung dịch adrenalin 1/10.000.

Hydrocortison 100 – 200 mg tiêm TM.

+ Trong suốt quá trình hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim cần theo dõi phản xạ đồng tử. Nếu đồng tử co lại khi chiếu đèn chứng tỏ hô hấp và tuần hoàn còn cung cấp đủ máu và oxy cho não. Nếu đồng tử ko co lại chứng tỏ sự tổn hại não đã hoặc sắp xảy ra.

+ Cần theo dõi ĐM cảnh 2 phút 1 lần, tiếp tục hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho tới khi phục hồi tuần hoàn và hô hấp, hoặc vừa cấp cứu vừa chuyển BN lên tuyến cấp cứu cao hơn.

Câu 13: Trình tự mọc răng

Mọc răng là quá trình trong đó một răng đang phát triển di chuyển từ vị trí ban đầu của nó trong xương hàm

đến vị trí chức năng trong miệng và sự thay đổi vị trí này trong đời sống.

1. Răng sữa:

Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau sinh.

Răng sữa bắt đầu mọc vào trong khoang miệng từ tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa 20 răng, gồm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm ở mỗi nửa cung răng.

Kẻ 1 đường dọc qua giữa 2 răng cửa trên và giữa 2 răng cửa dưới, 1 đường ngang đi qua giữa hàm trên và hàm dưới, đánh số thứ tự các răng như sau (các cung răng được đánh số từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; còn các răng được đánh số thứ tự từ trong ra ngoài):

55 54 53 52 51 61 62 63 64 65

85 84 83 82 81 71 72 73 74 75

Số 5 là kí hiệu vùng hàm răng sữa trên phải, số 6 là hàm trên trái, số 7 là hàm dưới trái, số 8 là hàm dưới phải.

Thứ tự mọc răng sữa: R cửa giữa => R cửa bên => R hàm 1 => R nanh => R hàm 2

9 4 6 3 2 2 3 6 4 9

8 5 7 4 1 1 4 7 5 8

2. Răng vĩnh viễn:

Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 tuổi đến 25 tuổi.

Hàm răng vĩnh viễn gồm có 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ, 3 răng hàm lớn trên một nửa cung hàm. Một số người không có răng hàm lớn thứ 3 nên số răng vĩnh viễn có từ 28 đến 32 chiếc.

Cách đánh số răng gần giống răng sữa, chỉ khác là các cung răng được đánh số từ 1 đến 4. 18 17 16 15 14 13 12 11 21 22 23 24 25 26 27 28 48 47 46 45 44 43 42 41 31 32 33 34 35 36 37 38

Số 1 là kí hiệu vùng răng vĩnh viễn trên phải, số 2 là hàm trên trái, số 3 là hàm dưới trái, số 4 là hàm dưới phải.

Trình tự mọc răng vĩnh viễn:

8 7 1 5 4 6 3 2 2 3 6 4 5 1 7 8

8 7 1 6 5 4 3 2 2 3 4 5 6 1 7 8

Răng hàm lớn 1=> Răng cửa giữa => Răng cửa bên => Răng hàm nhỏ 1 => Răng hàm nhỏ 2/Răng nanh => Răng hàm lớn 2 => Răng hàm lớn 3.

Câu 14: Nha học đường: nội dung và hoạt động.

1. GD nha khoa:

- Hướng dẫn GV mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở một số kiến thức sơ bộ về nha khoa phòng ngừa.

Các GV này sẽ là người trực tiếp GD cho HS.

30 - Hướng dẫn HS cách lựa chọn bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng và pp chải răng đúng. - Hướng dẫn HS cách lựa chọn bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng và pp chải răng đúng.

- Hướng dẫn cách phát hiện và loại bỏ các thói quen có hại như cắn móng tay, mút tay, cắn môi, cắn má, cắn bút…

- Hình thức GD: đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa cho HS.

2. Súc miệng phòng bệnh sâu răng bằng dung dịch NaF 2‰

- Fluor ngấm vào men răng biến hydroxyapatid dễ bị acid hòa tan thành fluoroapatid làm cho men răng cứng hơn, ít bị phá hủy bởi acid. Fluor còn có tác dụng cản trở hình thành mảng bám răng nên có TD kháng khuẩn. Ở các trường tiểu học và THCS, HS súc miệng phòng bệnh sâu răng bằng dung dịch NaF 2‰ 1 tuần 1 lần trong thời gian 3 phút.

- Mỗi trường có 1 cán sự nha phụ trách phòng chăm sóc răng miệng cho HS đảm nhiệm việc pha dung dịch. Mỗi khối lớp sẽ súc miệng vào 1 ngày cố định trong tuần. Việc súc miệng phòng bệnh có thể được tổ chức ở sân trường hay từng lớp. Các chai lọ đựng fluor bằng thủy tinh hoặc nhựa có dán nhãn. Cốc súc miệng bằng thủy tinh hoặc sứ.

- BP súc miệng phòng bệnh sâu răng bằng dd NaF chỉ áp dụng cho HS tiểu học và THCS, ko áp dụng cho HS mẫu giáo vì các cháu có thể nuốt.

- Ưu điểm: hiệu quả cao, dễ thực hiện vì thời gian tập trung ở trường nhiều và được áp dụng cho nhóm đối tượng dễ bị sâu răng.

Nhược điểm: chỉ áp dụng cho trẻ từ tiểu học trở lên và không thực hiện đc liên tục vì có thời gian nghỉ hè, tết.

3. Tổ chức phòng khám chữa răng cho HS tại trường học:

Mỗi phòng chăm sóc răng miệng cho HS tại trường học cần có diện tích 12 – 15 m2, đầy đủ ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ thoáng mát.

Cán bộ: 1 y sĩ nha học đường hoặc 1 bác sĩ nha khoa.

Trang thiết bị cần có: ghế răng cho TE, 1 bộ kìm nhổ răng sữa, tay khoan, bộ dụng cụ khám răng, bộ dụng cụ chữa răng, thuốc và các hóa chất cần thiết để khám chữa răng, nhổ răng và trám bịt hố rãnh, các dụng cụ để súc miệng phòng sâu răng, tài liệu, tranh ảnh, mô hình để GD, hồ sơ QL SK cho HS, sổ theo dõi khám và điều trị, tủ thuốc, tủ đựng hồ sơ, tủ sấy dụng cụ.

4. Nhiệm vụ của phòng CS răng miệng cho HS tại trường học:

- Khám định kì 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

- Phát hiện bệnh, điều trị sớm và thường xuyên cho HS. - Đánh giá tình trạng VS răng miệng.

- GD SK răng miệng.

- Thực hiện BP súc miệng phòng bệnh sâu răng bằng dd NaF 1 tuần 1 lần. - Thực hiện BP trám bít các hố rãnh phòng sâu răng.

- Lập hồ sơ theo dõi KQ khám chữa bệnh cho HS.

5. Khám, điều tra sức khỏe răng miệng cho HS theo mẫu của WHO:

a) PP đánh giá bệnh sâu răng dựa vào bảng các tiêu chuẩn để chẩn đoán và ghi mã số: b) PP đánh giá tình trạng bệnh nha chu b) PP đánh giá tình trạng bệnh nha chu

c) Trám bít các hố rãnh phòng bệnh sâu răng.

- Mục đích: dùng một chất nhựa tổng hợp phủ lên các rãnh của mặt nhai các răng hàm lớn vĩnh viễn nhằm cô lập các răng này với MT miệng để phòng bệnh sâu răng.

- Đối tượng: HS 7 – 8 tuổi trám bít răng số 6; HS 12 – 13 tuổi trám bít răng số 7. - Theo dõi đánh giá KQ và báo cáo theo thời gian:

+ Sau 1 tháng kiểm tra lần thứ nhất + Sau 3 – 6 tháng kiểm tra lần thứ hai + Sau 1 năm kiểm tra lần thứ ba + Sau đó hàng năm kiểm tra lại

+ Sau 1 năm kiểm tra lại chỉ số SMT theo từng mặt của răng được trám.

Một phần của tài liệu Đề cương răng hàm mặt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)