đã mọc. Các cách dùng fluor toàn thân:
+ Fluor hóa nước máy, điều chỉnh nồng độ đến tối ưu cho sức khỏe của răng: chi phí thấp, hiệu quả cao, an toàn, là biện pháp SK cộng đồng công bằng nhất, ko đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của người được hưởng, lợi ích kéo dài suốt đời nếu dùng liên tục.
+ Fluor hóa nước uống tại các trường học gấp 4 lần fluor nước máy, SD ở các trường ngoại ô không có nước máy.
+ Fluor hóa sữa: nồng độ thường là 5 mg F/1 lít sữa. + Muối fluorid: 250 mg/1kg muối.
+ Viên fluor hoặc fluor dạng uống (NaF hoặc APF): dùng ở những vùng có nồng độ fluor trong nước < 0,3 ppm và uống từ lúc mới sinh đến 6 – 14 tuổi, liều 0,05 mg/kg/ngày hoặc:
0 – 2 tuổi: 0,25 mg/ngày 3 tuổi: 0,5 mg/ngày 4 tuổi: 0,75 mg/ngày 5 – 6 tuổi: 1 mg/ngày.
Hiệu quả của dạng lỏng và dạng viên tương đương nhau, và mức độ hiệu quả phụ thuộc thời gian và cách sử dụng.
Thuốc dạng lỏng có thể cho trực tiếp vào miệng hoặc hòa với đồ ăn thức uống.
Với trẻ lớn, khi đã mọc răng sữa nên dùng dạng viên, kẹo ngậm vì nhờ tác động nhai vừa có TD tại chỗ, vừa có TD toàn thân. Viên fluor được nhai trong 30 giây để cho tiếp xúc với mặt răng rồi nuốt hoặc ngậm cho tan dần trong miệng.
Không cần dùng viên fluor cho trẻ bú mẹ ở những nơi có fluor hóa nước uống.
- Tại chỗ: có tác dụng tốt cho người lớn và trẻ em răng đã mọc, có nhiều dạng sử dụng: + Súc miệng với nước NaF 0,2% 1 tuần 1 lần.
+ Thoa hoặc đeo máng có gel fluorid. + Kem đánh răng có fluor.
* Trám bít hố rãnh: Chỉ định:
- Hố rãnh sâu
- Hố rãnh nhiễm sắc với biểu hiện mất vôi hay đục tối thiểu. - Đã có sâu rãnh ở những răng khác.
- Không sâu mặt bên. - Có thể cô lập nước bọt. - Răng mọc dưới 4 năm.
Chống chỉ định:
- Hố rãnh nông cạn tự làm sạch được. - Sâu răng mặt bên cần hàn.
- Răng mọc không thể cô lập
c) Dinh dưỡng và chế độ ăn: