EuroCham vừa công bố báo cáo cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong chỉ số niềm tin về môi trường đầu tư Việt Nam trong cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu, giảm từ 79 điểm trong quý I năm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 49)

trường đầu tư Việt Nam trong cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu, giảm từ 79 điểm trong quý I năm 2011 xuống còn 53 điểm trong quý II năm 2012, ở dưới mức trung bình.

trong tình trạng lạc hậu, không đồng bộ

Hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu được đánh giá là chậm phát triển nhất của các tỉnh này so với các khu vực khác trong cả nước là một trong những cản trở lớn nhất đối với thu hút FDI cũng như đảm bảo cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động phát huy hiệu quả cao nhất. Trong thời gian qua, đặc biệt trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng của các tỉnh đã được nhà nước đầu tư nhiều, nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hệ thống điện, nước, đường giao thông, cảng biển,Ầ

Tình trạng cắt điện luân phiên, không theo kế hoạch đã khiến cho các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất. Tại buổi hội thảo quốc tế về ỘThu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tếỢ tổ chức vào ngày 22/3/2012, GS Kenichi Ohno, Giám đốc Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) cho rằng vấn đề cản trở các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay, ngoài trình độ lao động hạn chế thì thiếu điện đang ngày càng trở thành một Ộnút thắtỢ trầm trọng và nếu như thiếu điện thì không thể nào mà kêu gọi được nhà đầu tư ngoài vào Việt Nam được.

Hệ thống các tuyến đường từ Hà Nội đi các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu hiện đang được đầu tư cải tạo nâng cấp, nhưng đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm của hệ thống tuyến đường các tỉnh chủ yếu là đường bộ, lòng đường rất hẹp, dốc và chủ yếu là đường cấp thấp, ắt đường bê tông. Chất lượng các tuyến đường giao thông nông thôn trong hầu hết các địa phương còn thấp kém, bị chia cắt. Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng, tuyển dụng lao động, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thủ tục pháp lý còn hạn chế. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng của một số công trình, dự án đầu tư còn thực hiện quá chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công trình (Bảng 7).

cho các tỉnh miền núi- trung du phắa Bắc là việc làm hết sức cần thiết để giảm bớt chi phắ cho các doanh nghiệp FDI, nhằm giữ chân những dự án hiện đang hoạt động và thu hút thêm các dự án mới.

Bên cạnh đó, bản thân từng tỉnh cũng cần phải nâng cao tinh thần hợp tác liên kết với các tỉnh khác trong vùng và các tỉnh lân cận. Đồng thời, các tỉnh cần chủ động trong việc vận động, kêu gọi và có những biện pháp khuyến khắch cụ thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho tỉnh nói riêng và cho cả vùng miền núi-trung du phắa Bắc nói chung.

Bảng 7: Những khó khăn đối với các doanh nghiệp FDI gặp phải

(Tại 3 tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên)

Bắc Giang Hòa Bình Thái Nguyên Tổng hợp Những khó khăn Số lượn g Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tỷ lệ (%) Vay vốn ngân hàng 28 56,00 27 54,00 17 34,00 45,67 Tuyển dụng lao động 15 30,00 23 46,00 18 36,00 33,00 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 25 50,00 15 30,00 15 30,00 31,67 Mặt bằng sản xuất 12 24,00 11 22,00 12 24,00 19,00 Thủ tục pháp lý 9 18,00 12 24,00 15 30,00 18,00

Tiếp cận thông tin 10 20,00 10 20,00 17 34,00 16,67

Năng lực của cán bộ, nhân

viên 13 26,00 14 28,00 18 36,00 22,67

Tổng 112 112 112

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra doanh nghiệp tại 03 tỉnh

2.3. Chất lượng nguồn nhân lực tại các tỉnh miền núi Ờ trung du phắa Bắc còn

thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI

Thực tế cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động của cả nước, do vậy, năng suất lao

động xã hội của ta thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 42,2% của Thái Lan, bằng 17% của Malaysia15. Trong một nghiên cứu mới đây do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện cho biết có đến 32% các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân lành nghề là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả các trung tâm công nghiệp như TP Hồ Chắ Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình DươngẦ Tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao cùng với tắnh kỷ luật, tự giác và tinh thần hợp tác trong lao động còn thấp đã hạn chế thu hút công nghệ cao, hiện đại và đảm bảo tiến độ triển khai các dự án FDI

Chất lượng nguồn nhân lực tại các tỉnh miền núi trung du phắa Bắc thấp kém thể hiện ở số trường đào tạo nghề ắt, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp và lao động có trình độ cao còn thiếu (Bảng 8).

Bảng 8: Số lượng các cơ sở đào tạo nghề phân theo vùng năm 2011

Vùng Số lượng các cơ sởđào tạo nghề Tỷ lệ %

Đồng bằng Sông Hồng 366 28,0

Vùng Trung du miền núi phắa Bắc 233 17,9

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

263 20,2

Vùng Tây Nguyên 71 5,5

Vùng Đông Nam Bộ 193 14,8

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 177 13,6

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề tại các tỉnh miền núi trung du phắa Bắc còn thấp xa so với các tỉnh Bình Dương và Vĩnh Phúc (Bảng 9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát tại 3 tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình và Thái nguyên cho thấy có đến 33% ý kiến doanh nghiệp cho rằng khó tuyển dụng lao động tại địa phương. Trong khi đó, 22,67% ý kiến cho rằng năng lực làm việc của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn yếu kém (năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn yếu kém (Xem lại bảng 7).

Bảng 9: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các tỉnh năm 2012

Đơn vị tắnh: %

Tên tỉnh Tỷ lệ lao động qua

đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề Bắc Giang 40,5 23,2 Hòa Bình 44,50 33,0 Thái Nguyên 48,21 26,45 Bình Dương 64 44 Vĩnh Phúc 55,8 41,8

Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh

Do vậy, việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng mọi hình thức thiết thực và hiệu quả được coi là khâu có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, nhà nước cần đầu tư và nâng cấp các cơ sở đào tạo trong tỉnh, có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao, thông thạo ngoại ngữ để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc. Trong đào tạo, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có tầm nhìn rộng và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, cán bộ kỹ thuật có khả năng làm chủ công nghệ mới-nguồn-sạch được giao; đội ngũ cán bộ nghiên cứu có đủ năng lực, trình độ thiết kế, tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng, độc đáo của Việt Nam. Ngoài ra, cần tạo cơ chế, biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong nước với tu nghiệp sinh ở các nước đối tác đầu tư lớn để đảm bảo người lao động vừa nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề

nghiệp, vừa rèn luyện được tắnh kỷ luật, tác phong công nghiệp hiện đại, đáp ứng được yêu cầu công việc cho các doanh nghiệp FDI.

2.4. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, chưa đáp ứng dược nhu cầu về nguyên

liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI

Công nghiệp hỗ trợ của nước ta kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng thu hút và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Trong nhiều lĩnh vực, để có thể duy trì được sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI phải nhập tới 70-80% nguyên vật liệu từ nước ngoài16. Những nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp FDI, nhưng tiêu chuẩn và chất lượng kém hơn nhiều so với những sản phẩm tương tự được sản xuất tại các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan. Theo báo cáo của Bộ Công thương, linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế. Điều này không những dẫn đến tăng chi phắ đầu vào của các doanh nghiệp FDI mà còn có thể dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các nước khác trong khu vực có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hơn như Malaysia, Thái LanẦKhi trao đổi về tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, ông Masahiko Konumura, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng về thu hút đầu tư, thế nhưng tỉ lệ nội địa hóa, nền công nghiệp hỗ trợ yếu nên không thu hút được các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản vào đầu tư17. Kết quả phiếu điều tra tại 03 tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình và Thái Nguyên cũng cho thấy, trên 52% số cán bộ quản lý cho rằng công nghiệp hỗ trợ kém phát triển là một trong những nhân tố gây khó khăn, cản trở hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 49)