Những yếu tố thúc đẩy Nhật Bản tăng cường đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 94)

nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Thứ nhất, Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển, trong khi đang phải đối mặt với tỷ lệ tăng trưởng thấp cùng với tỷ lệ dân số già hóa cao, đã thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn. Năm 2011, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đạt 5.869,5 tỷ USD, chiếm 9,46 % GDP thế giới, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo là ngành có thế mạnh ở Nhật Bản, đóng góp tới 19,38% GDP. Ông Yamaoka Hirokazu, Giám đốc đại diện của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, nhiều công ty Nhật Bản cho rằng họ không thể tiếp tục kinh doanh và đầu tư ở Nhật Bản hiệu quả bởi sự tăng trưởng kinh tế thấp và dân số già hóa cao. Các quốc gia trong khu vực gồm Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam

đã và đang trở thành tâm điểm chú ý đối với họ. Tuy nhiên, sau trận lũ lụt nghiêm trọng năm 2011 ở Thái Lan, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một nguy cơ rủi ro lớn nếu tập trung đầu tư quá nhiều vốn vào một nước. Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang chú ý nhiều hơn đến Trung Quốc (được coi là nền kinh tế mới nổi), nhưng điều đó ngày càng khó khăn do giá đồng nhân dân tệ và tiền lương trả cho người lao động ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh đó, vấn đề chắnh trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng cũng khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản quan ngại, và đang di chuyển vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc để đến các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định, dân số trẻ và chi phắ sản xuất thấp hơn như Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam đang rất cần nguồn vốn đầu tư lớn để thực hiện được mục tiêu hoàn thành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, trong khi Chắnh phủ Việt Nam khẳng định rằng luôn đánh giá cao nguồn vốn đầu tư hiệu quả từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 16 -17 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, trong khi đó vốn đầu tư từ các kênh truyền thống chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu. Để thực hiện được mục tiêu này, Chắnh phủ Việt Nam đã phê duyệt các chương trình thắ điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng tại Việt Nam. Chắnh phủ Việt Nam xác định Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng, có những thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong các lĩnh vực đường sắt cao tốc, xử lý nước thải và tái chế rác.

Thứ ba, sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của

các doanh nghiệp có vốn FDI. Phát biểu tại buổi ỘTọa đàm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản vào các khu công nghiệp tại Việt NamỢ được tổ chức ngày 27/2/2012 tại Hà Nội do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tập đoàn Forval của Nhật Bản, ông Masahiko Koniumura, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật bản cho biết, mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng về thu hút đầu tư nước ngoài, thế nhưng do tỷ lệ nội địa hóa, nền công nghiệp hỗ trợ yếu kém nên không thu hút được các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản vào đầu tư. Theo báo cáo kết quả khảo sát của tổ chức JETRO năm 2012, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đạt ở mức thấp (27,9%), thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (60,8%), Thái Lan (52,9%), Indonesia (43,3%). Nếu tắnh mức trung bình về tỷ lệ nội địa hoá của ngành công nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp, chỉ đạt 13,1%, thấp hơn so với Malaysia là (22,6%), Thái Lan (22,2%) Indonesia (20,6%). Tuy nhiên, cũng theo kết quả của cuộc điều tra này, trên 75% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa tại nơi đầu tư. Bên cạnh đó, ngày 22/2/2011 Chắnh phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chắnh sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và các chắnh sách này đến nay đang từng bước phát huy tác dụng sẽ tạo ra động lực để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 94)