Những bài học kinh nghiệm không thành công

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 38)

6 Hoàng Phạm, Hội thảo thương mại và đầu tư Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương,

1.3.2.Những bài học kinh nghiệm không thành công

Hệ thống pháp luật, cơ chế chắnh sách của Việt Nam nói chung, của các tỉnh nói riêng về thu hút FDI tuy không ngừng được hoàn thiện, nhưng chưa đồng bộ, rõ ràng và thiếu nhất quán. Do vậy, đã tạo ra mỗi địa phương có các cách hiểu khác nhau về luật trong quá trình quản lý, áp dụng ở các cấp, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định và cấp giấy phép chứng nhận đầu tư. Điều này đã dẫn đến sự lo ngại của các nhà đầu tư về sự không thống nhất chắnh sách giữa chắnh quyền Trung ương và địa phương.

Công tác quản lý nhà nước đối với FDI còn chưa chặt chẽ, công tác hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra không thường xuyên. Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của người dân và làm xấu đi hình ảnh của các doanh nghiệp FDI.

Công tác xúc tiến đầu tư tuy đã có nhiều cải tiến bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm. Chưa có chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể cho quốc gia, cho từng vùng và từng địa phương; Chưa có cơ chế phối hợp để xúc tiến đầu tư giữa trung ương và các địa phương, giữa các địa phương trong từng vùng, gây ra sự lãng phắ nguồn lực.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các tỉnh tuy đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn FDI phát huy hiệu quả, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Nhìn

chung chỗ ở của công nhân làm việc tại các khu này không đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu như diện tắch ở, khu vệ sinh, phòng tắm, giặt, bếp,..Các dịch vụ y tế (bệnh viện, bệnh xá), dịch vụ giáo dục và đào tạo (các trường học cho con em người lao động), dịch vụ giải trắ (khu vui chơi cho trẻ em)Ầ cũng còn rất thiếu thốn, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống tinh thần của công nhân.

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH MIỀNNÚI Ờ TRUNG DU PHÍA BẮC: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi – Trung du phía bắc (Trang 38)