5. Cấu trúc luận văn
2.3 Dấu ấn vô thức tập thể trong ca từ Dân ca Quan họ
2.3.1 Ca từ Dân ca Quan họ là giấc mơ lớn của cộng đồng
Các nhà Phân tâm học đã dày công nghiên cứu về những giấc mơ (dreams). Nó là triệu chứng, là bản tường trình để thâm nhập vào vô thức con người. Giấc mơ mang rõ những khát vọng, ước mơ của con người. Giấc mơ chứa đựng những biểu tượng đầy sức ám gợi và bản thân giấc mơ cũng là một Cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Có thể nói, trải nghiệm về giấc mơ là một trong những trải nghiệm đầu tiên của người nguyên thuỷ. Trải nghiệm ấy gắn với ý niệm về “linh hồn” và sự tách biệt của linh hồn trong lúc ngủ. Người cổ đại tin rằng, giấc mơ là nơi chuyển tải thông điệp từ Thượng Đế (thần thánh), là nơi con người giao tiếp với thần linh.
Suốt một thời kì dài, con người luôn nỗ lực tìm hiểu và cắt nghĩa giấc mơ. Đến thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của Phân tâm học, các kiến giải về giấc mơ liên tục được đưa ra. Trong cuốn Những giấc mơ và huyền thoại, nhà nghiên cứu Karl Abraham cho rằng “huyền thoại là một dư sinh của đời sống tâm lí ấu thời của loài người và giấc mơ chính là huyền thoại của cá nhân”. Cùng với Abraham, Freud cho rằng, giấc mơ là những “kí hiệu của ham muốn”, chúng là “biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén”. Bởi vậy giải thích mộng mị, theo Freud, là “con đường vương giả để đạt đến hiểu biết lòng người”. Khác với Freud, Jung cho rằng, giấc mơ không chỉ
là sự thể hiện những ham muốn bản năng bị dồn nén của con người mà nó còn chứa đựng cả chiều sâu tâm linh. Đó là sự tự thể hiện một cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng của vô thức. Vô thức ấy không chỉ bó hẹp trong một cá nhân mà nó còn có sự cộng hưởng của cả một cộng đồng (vô thức tập thể). Những biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ, theo Jung, là những thông điệp dùng để chuyển tin tức từ phần bản năng sang phần lí trí của con người.
Theo quan niệm của các nhà Phân tâm học thì mỗi một tác phẩm văn chương được xem như một giấc mơ. Các sáng tạo văn chương có vai trò hệt như những giấc mơ trong việc kí thác những mơ mộng, ước vọng của người sáng tạo. Các tác phẩm văn học dân gian do đó có thể xem như những giấc mơ tập thể, chứa đựng ước mơ và những giá trị tâm lí thầm kín của cả cộng đồng.
Freud cũng từng chỉ ra công việc của người sáng tạo và của người tiếp nhận tương đồng với người nằm mơ và người giải mộng; “Quá trình cải biến cái mộng tiềm ẩn thành cái mộng hiển hiện là công việc của giấc mơ. Từ cái mộng hiển hiện đi tìm cái mộng tiềm ẩn đó là công việc của chúng ta” (Lý giải giấc mơ). Cái “mộng tiềm ẩn” kia chính là vô thức của người sáng tạo, còn cái “mộng hiển hiện” là những dấu vết trên bề mặt văn bản mà ta phải dựa vào đó để khám phá vô thức sâu kín. Tìm về giấc mơ, cũng như tìm sâu trong sáng tạo nghệ thuật, con người sẽ bước vào thế giới rộng lớn hơn, có dịp tri thức về mình đầy đủ, trọn vẹn hơn. Thông qua những chiêm mộng, mơ tưởng... của người nghệ sĩ, có thể phát hiện những tầng sâu của vô thức, những bí ẩn của các biểu tượng, nơi lưu giữ cất giấu những kinh nghiệm dân tộc qua không gian và thời gian. Ngược lại, những chiêm bao, mộng mơ nghệ thuật cũng góp phần kiến tạo cấu trúc văn bản, một sự mã hoá nghệ thuật - tồn tại như một sự giao tiếp nghệ thuật, một nguyên tắc cắt nghĩa hiện thực.
Dưới góc nhìn của vô thức tập thể, tác phẩm không chỉ ghi dấu giấc mơ cá nhân mà còn ghi dấu giấc mơ của tập thể; không chỉ làm hiện hình những ước muốn bị ẩn ức, mà bao chứa cả những ước vọng tự nhiên, thầm kín, sâu xa của nhân loại. Theo một cách tưởng tượng thì ta có thể hiểu được giấc mơ ở vô thức tập thể là giấc mơ nằm ở tầng sâu hơn giấc mơ của mỗi cá nhân và là điểm hội tụ những nét chung bản chất, mang phẩm chất loài của tất thảy mọi giấc mơ cá nhân.
Giống như các thể loại dân gian khác, Quan họ có thể được xem như một nơi lưu giữ những ước mơ, khát vọng của dân gian xưa. Coi những bài Dân ca Quan họ như những “văn bản giấc mơ” ta có thể giải mã chiều sâu, truy tìm những nguyên nhân sâu xa của những mơ ước, những phẩm chất tâm hồn của tầng tầng lớp lớp nhân dân từ thời xa xưa. Đồng thời tính chất trữ tình của thể loại sẽ cho phép những ước vọng xa xưa ấy bộc phát ra một cách trực diện. Quan họ là sản phẩm tinh thần tập trung của một khu vực quần cư, vậy thì chắc hẳn nó phải ẩn chứa những mật mã của giấc mơ cộng đồng người Kinh Bắc trải suốt hàng nhiều thế hệ.
Hệ thống ca từ Dân ca Quan họ có thể xem như một mạng lưới đan xen chằng chịt những giấc mơ, ẩn chứa những khao khát, ước vọng của cả cộng đồng. Vô thức của những giấc mơ ấy có khi bật ngay ra vỏ ngôn ngữ với hàng loạt từ ngữ nhắc tới mơ, mộng xuất hiện khá đều đặn trong ca từ Quan họ, kiểu như:
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng
(Hương gối đầu ghềnh)
Nửa đương đêm giở thức mơ màng Chiêm bao phảng phất lầu trang tự tình
Trời khuya im lặng hạt sương bay gió lạnh Nhưng tôi vẫn mơ màng dưới ánh trăng
(Chờ bạn dưới trăng)
Ngồi trong cung Quảng đêm xuân mơ màng
(Cảnh sơn tinh) Tiếp đó, với tư cách là một giấc mơ chung của cả cộng đồng, Quan họ đã thực sự hiện diện là một thế giới nghệ thuật của sự khát khao, ước vọng.
Trước nhất nó bao chứa ước mơ lớn – những khát vọng lớn của cộng đồng có thể dễ dàng nhận thấy. Quan họ ghi dấu một khao khát có tính cộng đồng cao: tình yêu chân thật sâu đằm với quê hương. Đó là một vùng quê trù phú có “Sơn thuỷ hữu tình”, có “đường về Quan họ”, có đầu làng cây đa, cây gạo chon von, một “quán Dốc chợ Cầu”, một “quán trắng phố Nhồi”, những cửa chùa mở rộng cho trai thanh gái lịch sum vầy ca hát, những đêm trăng suông, những “dòng sông phẳng lặng nước đầy”, một sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, sông Dâu “ba bốn chiếc thuyền kề”, những bến đò ngang vẳng vang tiếng gọi, những hội bơi trải, hội chùa Tiêu... quanh miếu, quanh đền,... những “mùa xuân chơi hội thong dong”, “mùa hè tắm mát ở sông Lục Đầu” và trăm thứ hoa đua nở... Khắp không gian ca từ Quan họ, đâu đâu cũng là cảnh làng quê thanh bình, đầm ấm, những tên đất, tên làng, tên đình, tên hội thân thuộc, mến thương gắn với cuộc sống con người Kinh Bắc. Gắn với thiên nhiên ấy là những con người có vẻ đẹp tâm hồn toả ra từ đôi mắt “lúng liếng”, cái duyên trong nụ cười “lúm đồng tiền”, trong vành “nón ba tầm thao tua”, biết làm “một nong tằm thành năm nong kén”, biết gắn đời mình với những thửa ruộng “năm sào” cùng những canh hát thâu đêm “bổng trầm, năn nỉ...” Cảnh và người ấy đã tạo nên một quê hương Quan họ và một tình yêu quê hương nồng thắm thiết tha.
Ẩn dưới khao khát về cuộc sống thanh bình, một quê hương trù phù với mối quan hệ thuận hoà giữa con người với con người là một ước vọng cộng đồng cháy bỏng, đặc biệt da diết ở ca từ Quan họ: mơ ước khát khao về hạnh phúc tình yêu trọn vẹn. Trái ngược với quan niệm khắt khe của lễ giáo phong kiến, trong ca từ Quan họ, tình yêu của trai gái thật khỏe khoắn đắm say. Họ đến với nhau bằng tấm lòng trân trọng, hồn nhiên, mạnh bạo mà ý tứ. Lời hát tình yêu đôi lứa do đó tươi vui, thuần hậu, chất phác nhưng luôn thắm thiết, nồng nàn:
Ở đây gần miếu gần đền
Không yêu tôi lấy đạo bùa phải yêu
(Cổ tay đã trắng lại tròn)
Má hồng là má hồng ơi
Có cho tôi ngỏ tơ lòng được chăng?
(Chè mạn hảo)
Chùng chình con mắt liếc qua Yêu tôi yêu thật hay là yêu chơi
(Người đi sứ sự mười đông)
Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà thầy mẹ hỏi
Em nói dối rằng: Em đi qua cầu áo gió bay!
(Hoa thơm bướm lượn) Quan họ vốn bản chất là thể thức hát đôi đối đáp nên giống như các thể loại hát đối đáp khác khao khát tình yêu ở Quan họ luôn bỏng cháy. Nhưng giấc mơ đôi lứa ở ca từ Quan họ cũng có những nét nổi trội riêng. Không phải
là một khao khát yêu đương chung chung, Quan họ là một giấc mơ lớn về tình yêu thuỷ chung son sắt, tạc dạ ghi lòng. Chẳng thế mà, trong câu ca “Mười nhớ” thì một em đã “nhớ đôi bạn chung tình” đến nỗi nhớ kết lại cũng là “mười xinh chung tình nên em nhớ”. Lời ca Quan họ luôn hướng tới vẻ đẹp của sự thuỷ chung son sắt như chuẩn mực của tình lứa đôi. Bởi "Thuỷ chung hai chữ làm đầu" (Yêu nhau bao núi cũng trèo) nên:
Đừng thấy tôi lắm bạn mà ngờ
Tuy rằng tôi lắm bạn nhưng vẫn chờ người ngoan
(Còn duyên)
Chữ rằng: xuân bất tái lai
Xin người đừng ở ra hai tấm lòng
(Người đi sứ sự mười đông)
Người như sao vượt giữa trời
Những nhời người nói muôn đời không quên
(Bốn tôi như mạ mới gieo)
Cái chút tình riêng
Trăm em xin đợi, nghìn em xin chờ từ đây
(Em là con gái Bắc Ninh) Khác biệt nữa của ước vọng Quan họ so với nhiều thể loại trữ tình dân gian trong mơ ước về tình yêu đó là vô thức tập thể Quan họ không dừng lại ở tình yêu thuần khiết mà hướng tới sự kết trái đơm hoa về hôn nhân tương hợp. Chẳng thế mà, ở hầu khắp các bài ca Quan họ đều thẳng thắn kết lại mục tiêu lứa đôi với sự gắn kết thành cặp trọn đời viên mãn:
Đường đi những suối cùng khe Sao người chả bắc cây tre làm cầu Cầu nào đưa rể đón dâu
(Đường đi những suối) Em dám mong ngày một ngày hai
Ông tơ xe lại một nhà cho xong
(Gió mát trăng thanh)
Tính toán mà chi, tính toán nữa làm gì Có yêu nhau thì người hãy mau sang Kẻo mai duyên sắc phai tàn lại đổ ông tơ
(Thân tôi luống quản công trình)
Tôi muốn cho cùng ở một nhà Chồng buôn vợ bán mẹ già bế con
(Chợ Thái buôn chè) Có thể nói, với ca từ Quan họ, ở đâu có chuyện lứa đôi giao tình là ở đó có ý nhắc tới mối tơ hồng đôi lứa bền lâu, tới bà nguyệt ông tơ xe mối tơ tình gắn kết. Mối duyên chồng vợ kết nên đôi lứa với tư duy về bà nguyệt ông tơ xe lối chỉ đường chính là một loại biểu tượng đặc thù của tư duy Việt thời phong kiến. Chính bởi lẽ đó, trong tâm tư người Việt nhắc tới tơ là nhắc tới duyên nghĩa trọn đời. Với ước vọng nằm trong vô thức tập thể của người Quan họ về ước vọng nên đôi đã khiến khắp chiều dài xuyên suốt Quan họ, biểu tượng chữ Tơ xuất hiện nhiều lần trên bề mặt ngôn ngữ. Chúng tôi có khảo sát về sự xuất hiện của biểu tượng chữ Tơ như sau:
Tính theo đơn vị giọng Tính theo đơn vị dòng
Toàn bộ hệ thống
ca từ Quan họ 213 3427
Số lần xuất hiện
biểu tượng chữ Tơ 33 61
Theo thống kê, cứ chưa đầy 7 giọng Quan họ lại có một giọng xuất hiện bài Quan họ có nhắc tới Tơ, cứ 56 dòng ca từ lại có một dòng chứa tiếng Tơ. Tỉ lệ xuất hiện khá dày này cho thấy mối thường trực của ước mơ luyến ái nên duyên vợ chồng thường trực trong vô thức của dân gian Quan họ.
Và người Quan họ càng mơ ước hoà hợp, gắn bó, thuỷ chung mãnh liệt bao nhiêu thì lời hát giã bạn vì thế mà càng quyến luyến, nuối tiếc, níu kéo lòng người lại bấy nhiêu. Chính tiếng nói thiết tha, đầy trao gửi xe kết trong hệ thống lời ca đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho các làn điệu Dân ca Quan họ. Các bài ca ở giọng giã bạn do vậy lúc nào cũng xao xuyến, khắc khoải, đạt tới đỉnh cao của sự tinh tế và không quên ước hẹn thành đôi:
Người ơi người ở đừng về Người về em vẫn trông theo
Trông nước, nước chảy, trông bèo, bèo trôi Người ơi người ở đừng về
Người về em dặn lời này
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ có qua Người ơi người ở đừng về
Người về em dặn người rằng
Đâu hơn người kết, đâu bằng người đợi chúng em
Người ơi chúng em lại nhà Em về xin với mẹ thầy
Canh sau em lại đến đây cùng người Người ơi chúng em lại nhà
(Người ơi chúng em lại nhà)
Quan họ trở ra về, khăn áo người gửi lại đây Chữ nhớ thương em xếp để dạ này bao quên Quan họ trở ra về, đến hẹn lại lên
(Con nhện giăng mùng)
Người về thưa với mẹ thầy
Để ngày mai mở lịch xem ngày kết duyên
(Chia rẻ đôi nơi) Các bài giọng giã bạn với tâm tình thiết tha nồng nàn đến cực điểm như thế đã khiến đây trở thành nơi hội tụ nhiều câu ca tinh hoa bậc nhất của Quan họ nói riêng, của trữ tình dân gian người Việt nói chung.
Một khía cạnh khác nữa ta cần chú ý trong giấc mơ luyến ái của Quan họ đó là trong giấc mơ đôi lứa, khát vọng duyên tình thể hiện khá rõ dạng thức tâm lí vô thức chung mà C. Jung gọi là Anima và Animus. Đó là sự phóng chiếu hình ảnh người nam lên người nữ, sự phóng chiếu người nữ lên người nam. Hay nói cách khác đó là đặc tính nam ở người người nữ và đặc tính nữ ở người nam. Đặc tính trong vô thức này hiện khá rõ trong Quan họ khi mà rất thường trực liền chị thể hiện sự rắn rỏi, quyết liệt còn liền anh bộc lộ nỗi e dè, ngượng ngập. Chẳng thế mà đặc trưng này sinh ra một lối tương quan rất độc đáo ở Quan họ: trong lời ca, người con gái, liền chị thường đóng vai chủ động về tình yêu, bày tỏ công khai và quyết liệt đối với người con trai. Còn bên liền
nên sức mạnh để người lao động vượt qua ngưỡng tâm lí bị hữu thức – luân lí xã hội phong kiến chi phối. Nhờ sức mạnh của vô thức tiềm ẩn ấy mà Quan họ có được hàng loạt những lời ca mạnh bạo của các cô gái liền chị:
Em quyết chơi cho con ốc có sừng Con lươn có vẩy, mới dừng đi chơi
(Chơi cho hòn đá nảy mầm) Tôi bực mình lên đến tận tiên cung
Muốn đem ông tơ hồng xuống hỏi thăm một vài lời
(Lên tiên cung)
Em mong người từ sớm đến giờ Nỡ lòng nào người bỏ cành này ra đi
(Mong người từ sớm đến giờ) Khi đặt tương quan đối đáp, lời đối của liền chị bao giờ cũng sôi sục, vội vã, trực diện và mạnh bạo hơn, còn lời đối của liền anh nhiều khi phải vòng vo, dẫn dụ, hoặc vẽ nên những mặt nạ để che bớt tâm tình. Đây hẳn là một đặc trưng rất đặc biệt của Quan họ trong hệ thống lời ca đối đáp của các dân tộc Việt.
Mặt trái của giấc mơ, ước vọng cháy bỏng trong vô thức là nỗi ám ảnh đó là nỗi sợ sự lãng quên. Sự quên lãng vốn là một ám ảnh vô thức của nhân loại suốt chiều dài văn hoá của mình trên toàn thế giới, nhân loại đều nhắc tới bi kịch sự quên lãng như một hẫng hụt rơi mất sự kết nối, bơ vơ, lạc lõng. Ở Quan họ, sự quên lãng không phải là ám ảnh nghiêng về mặt nhận thức tư duy như ở hầu hết nền văn học phương Tây với motif nhân vật mất trí nhớ, mà ở đây là nỗi ám ảnh về bi kịch quên lãng ân tình. Do đó, rất thường trực trong Quan họ những lời ca nhắc nhở về điều này:
Tay nâng đĩa muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
(Cái ả)
Tôi bẻ một ngọn chàm
Đem ra nhuộm thắm xin chàm chớ có phai
Dặn chàm duyên trăm năm xin ai đừng có quên ai Xin chớ quên ai