Phân tích chữ E (Earnings Strength) – Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 33)

2. Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.4.Phân tích chữ E (Earnings Strength) – Khả năng sinh lời

Cái nhìn chung về lợi nhuận

Qua các BCTC từ năm 2011-2013, chúng ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của Vietinbank các năm 2011-2013 đều đạt ở mức cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà đại hội cổ đông đã thông qua. Cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2011 vượt kế hoạch 59%, năm 2012 vượt kế hoạch 9% và năm 2013 vượt kế hoạch 3,3%. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào mức vượt kế hoạch thì có lẽ là không đủ, lợi nhuận của Vietinbank đã giảm liên tiếp 3 năm liền từ mức cao kỷ lục năm 2011 là 8392,021 tỷ thì năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 8167,9 tỷ và đến năm 2013 giảm rất mạnh còn 7750,622 tỷ đồng. Riêng năm 2013, Vietinbank đã phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận dự kiến xuống từ 8600 tỷ xuống còn 7500 tỷ và lợi nhuận đạt được năm 2013 chỉ là vượt mức kế hoạch đã được điều chỉnh. Như vậy, qua cái nhìn cơ bản về mức lợi nhuận đạt được của Vietinbank, chúng ta có thể thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn, thách thức và đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu cao nhất của Vietinbank là lợi nhuận. Để thấy rõ được sự ảnh hưởng này, chúng ta có thể xem xét các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng thông

qua việc phân tích dưới đây.

Cơ cấu thu nhập.

Bảng cơ cấu thu nhập của VietinBank qua các năm. Nguồn: phòng ALM-VietinBank

Cơ cấu thu nhập của CTG qua các năm chủ yếu từ hai hoạt động chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong đó thu nhập lãi thuần chiếm khoảng gần 85% và thu nhập từ hoạt động dịch vụ khoảng 7%.

Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập từ năm 2011. Nếu như năm 2011,thu nhập lãi thuần là 20048,054 tỷ chiếm khoảng 90% thì trong các năm 2012, 2013 đã giảm xuống tương ứng là 18420,024 tỷ và 18277,255 tỷ và chiếm khoảng 85% trong khi tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ mua bán chứng khoán và từ hoạt động khác lại tăng đáng kể cho thấy một số vấn đề. Thu nhập lãi thuần giảm chủ yếu do các khoản nợ không thu được đủ lãi dự kiến vì người vay chủ yếu là doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ, kết hợp với việc ngân hàng thắt chặt trong việc kiểm soát cho vay dẫn đến dư nợ tín dụng không được cải thiện. Số nợ cũ thì khả năng thu hồi cả gốc và lãi không cao trong khi doanh số tín dụng mới để tạo thêm nguồn thu thì lại tăng trưởng chậm, điều đó làm cho thu nhập lãi thuần giảm mạnh.

Chính vì thăt chặt trong việc cấp tín dụng nên thanh khoản ngân hàng lại đặc biệt cao trong 2012 và 2013. Nguồn vốn dư dả trong ngân hàng rất lớn nhưng thay vì cho vay ra nền kinh tế thì ngân hàng lại quyết định đem tiền đi đầu tư vào các kênh khác. Chúng ta có thể thấy thu nhập từ mua bán chứng khoán tăng mạnh năm 2012, 2013. Năm 2011, mua bán chứng khoán

khiến VietinBank thua lỗ 501,144 tỷ thì năm 2012 lại tành lãi lơn 515,883 tỷ và năm 2013 lãi khoảng 8,033 tỷ. Bên cạnh đó, VietinBank mở rộng khai thác mảng dịch vụ không phải truyền thống như các dịch vụ tài khoản, thanh toán quốc tế, cho vay tiêu dùng... Đây vốn là mảng chính điển hình của ngân hàng bán lẻ và VietinBank đang hướng tới trở thành tập đoàn tài chính đa dịch vụ lớn của Việt Nam và khu vực. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2011 chiếm khoảng 3,2 % tăng liên tiếp trong 2012 và 2013 lần lượt là chiếm khoảng 4,5% và 7%. %. Bên cạnh đó, thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần và thu nhập từ hoạt động khác cũng tăng từ 2011 chiếm khoảng 3% thì năm 2012 là 5% và 2013 là 6%.

Các chỉ tiêu tài chính

ROA: Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân ROE: Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân NIM: Thu nhập từ lãi biên

Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. VietinBank cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của ngân hàng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 6259 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 5810 tỷ đồng năm 2013. Tổng thu nhập cũng giảm từ 22374 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 21781 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên so với các ngân hàng trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập của VietinBank vẫn ở mức thấp và vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận.

Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của VietinBank cũng bị ảnh hưởng. Các chỉ tiêu ROA , ROE của ngân hàng trong 3 nằm gần đây có xu hướng giảm. Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của VietinBank cũng có xu hướng giảm do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Nếu như năm 2011, VietinBank cán đích với một loạt chỉ tiêu được hoàn thành một cách xuất sắc so với kế hoạch đề ra thì năm 2012 và 2013 là khoảng thời gian mà ngân hàng này phải cố gắng hết sức để đạt được kế hoạch đề ra khi các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng chỉ hoàn thành ở

mức vừa đủ và có cả chỉ tiêu không được hoàn thành.

Ta có thể thấy sự biến động của các chỉ tiêu tài chính qua biều đồ dưới đây. Nguồn: phòng ALM-Vietinbank

Năm 2011, các chỉ tiêu ROA, ROE đều đạt vượt mức kế hoạch một cách ấn tượng. Năm 2011 với chỉ tiêu kế hoạch là ROE từ 16%-18%, ROA 1,2% thì thực hiện của năm 2011 là ROE đạt 25,4% và ROA đạt 1,96%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành lần lượt là 15% và 1,2%. Lý giải cho mức hoàn thành ấn tượng này là do mức tăng trưởng lớn trong cung cấp tín dụng và đầu tư khoảng 24,8% trong khi nợ xấu chỉ chiếm 0,74%, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng đã làm tăng thêm nguồn thu ổn định cho ngân hàng và làm tăng lợi nhuận của VietinBank. Lợi nhuận 2011 tăng 76% so với năm 2010 và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của Tổng tài sản là 25,4% và Vốn chủ sở hữu là 33% nên làm cho chỉ tiêu ROA và ROE vượt mức kế hoạch ấn tượng.

Và đến cuối 2011, đầu 2012, hệ thống ngân hàng mới thực sự bùng nổ nợ xấu và VietinBank cũng không ngoại lệ. Có thể nói VietinBank hoàn thành mục tiêu” không lỗ, kiềm chế được nợ xấu và giữ an toàn thanh khoản” trong năm 2012 đã là thành công. Điều này dẫn đến việc trong khi vốn điều lệ và tổng tài sản lớn và tăng đáng kể, song lợi nhuận năm 2012 qua chỉ là “chấm nhỏ” nên chỉ tiêu ROA và ROE không tăng mạnh mẽ như năm 2011 mà chỉ dừng ở mức ROE là 19,8% và ROA là 1,6%. Tuy vậy ROA và ROE vẫn vượt mức chỉ tiêu kế hoạch và vẫn dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận toàn ngành. Chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế nợ xấu đã làm cho nguồn thu nhập cũng như lợi nhuận giảm hẳn so với 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ là 8167,9 tỷ và giảm so với năm 2011 là 8392,01 tỷ. Trong khi Tổng tài sản tăng

9,8% đạt trên 505 nghìn tỷ đồng vàVốn chủ sở hữu tăng 9,4% nên ROE và ROA không thể tăng mạnh như năm 2011.

Chính sách thắt chặt việc cấp tín dụng và kiềm chế nợ xấu tiếp tục được triển khai trong năm 2013. Tuy VietinBank có thực hiện một số chính sách cấp tín dụng theo định hướng của chính phủ và đa dạng hóa nguồn thu như tăng thu từ hoạt động dịch vụ và mau bán chứng khoán...nhưng nguồn thu và lợi nhuận của VietinBank không đạt kế hoạch lúc đầu. Và phải đến khi kế hoạch lợi nhuận được điểu chỉnh từ 8600 tỷ xuống còn 7500 tỷ thì lợi nhuận năm 2013 mới đạt kế hoạch 7500 tỷ. Lợi nhuận đạt thấp, chỉ khoảng 7750 tỷ, giảm 5,2% so với 2012 trong khi Tổng tài sản lại tăng 14,4% lên trên 555 nghìn tỷ đồng và Vốn điều lệ tăng lên 37 nghìn tỷ đồng làm cho Vốn chủ sở hữ tăng lên đến 55 nghìn tỷ đồng, vì vậy chỉ tiêu ROA và ROE chỉ đạt tương ứng 1,45% và 13,9% nhưng không đạt được kế hoạch đề ra. Kế hoạch ROA và ROE cho năm 2013 lần lượt là 1,5%-1,8% và 15%-18% vẫn cao hơn con số thực sự mà ngân hàng thực hiện được năm 2013.

Về chỉ tiêu NIM, cũng trong xu hướng giảm do NHNN liên tục giảm lãi suất và tăng trưởng tín dụng chậm chạp đã làm cho thu nhập từ cho vay của ngân hàng giảm mạnh. Tài sản có sinh lời không có nhiều biến động mạnh do ngân hàng có thể chuyển nguồn vốn cho vay sang đầu tư chứng khoán. Vì vậy thu nhập từ đầu tư chứng khoán tăng làm cho tổng thu nhập từ cho vay và đầu tư chứng khoán không biến động nhiều. Và chỉ tiêu NIM chỉ có xu hướng biến động nhỏ, giảm khá nhẹ từ 2011-2013. So với các ngân hàng khác thì chỉ tiêu NIM của VietinBank vẫn đang ở mức cao trong các ngân hàng có niêm yết với NIM trung bình khoảng 4,3%

Kiểm soát chi phí và chính sách phân chia lợi nhuận a. Kiểm soát chi phí.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của VietinBank trong những năm gần đây vẫn luôn duy trì ở mức dưới 50% và ở mức thấp so với ngành. Giai đoạn từ 2011-2013, tỷ lệ CIR có xu hướng tăng vì tốc độ tăng trưởng chi phí có xu hướng tăng do chi phí tài sản và chi phí quản lý công vụ tăng trong khi tốc độ tăng trưởng thu nhập lại có xu hướng giảm qua các năm khiến cho tỷ lệ CIR tăng.

Trái ngược với tỷ lệ chi phí/thu nhập, tỷ lệ Chi phí chung (Overhead Ratio=chi phí ngoài lãi/Tổng tài sản) của VietinBank lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, từ 1,97% năm 2011 xuống 1,72% năm 2013. Đây là điều hợp lý do ngân hàng thực hiện chính sách cắt giảm chi phí theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế vẫn khó khăn. Một loại chi phí nữa ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong khi nợ xấu ngân hàng liên tiếp gia tăng dẫn đến việc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Mặc dù đã ráo riết thu nợ và kiểm soát gắt gao việc cho vay nhưng tỉ lệ thu hồi nợ thành công không cao và vì vậy chi phí trích lập dự phòng rủi ro giảm không đáng kể so với đà giảm của thu nhập. Năm 2011, chi phí trích lập dự phòng rủi ro là 5041,507 tỷ và năm 2012, 2013 giảm lần lượt còn 4357,954 tỷ và 4123,423 tỷ. Việc trích lập dự phòng lớn này đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

b. Chính sách phân chia lợi nhuận.

Với chính sách chia cổ tức hiện tại của VietinBank là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu và tiền mặt thì lợi nhuận sau thuế của ngân hàng sẽ có một phần trả bằng tiền mặt và phân chia vào các quỹ; phần lớn đưa vào thặng dư vốn của ngân hàng. Năm 2011, VietinBnak chi trả cổ tức: 20% bằng cổ phiếu và 9,6% thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư. Năm 2012, VietinBank chi trả cổ tức 16% bằng tiền mặt, mức cao nhất ngành ngân hàng. Tổng số tiền mặt

chi trả là 4195 tỷ đồng. Tổng số cổ tức cổ đông Nhà nước được chia là 3368,68 tỷ đồng. Năm 2013, Hội đồng cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chi trả cổ tức 2013 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. Như vậy, với mỗi cổ phiếu cổ đông được nhận 1.000 đồng và tổng số tiền chi trả là 3723 tỷ đồng. Ngân hàng cũng phát hành thêm cổ phiếu theo tỉ lệ của cổ đông hiện hữu nên phần chi trả cổ tức bằng tiền mặt thực chất sẽ được các cổ đông dùng để mua thêm cổ phiếu. Như vậy phần lớn cổ tức được chi trả phần lớn vẫn sẽ quay về phần vốn chủ sở hữu. Điều này giúp ngân hàng có thêm nguồn lực để phát triển thêm thị trưởng, mở rộng mạng lưới, chi nhánh và góp phần giúp ngân hàng phát triển bền vững. Và dự kiến từ nay đến 2015, VietinBank có thể sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 33)