Phân tích chữ S (Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 43)

2. Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.6. Phân tích chữ S (Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị

trường)

Các loại rủi ro thường gặp 0 Rủi ro tỷ giá hối đoái

Là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền sử dụng là đồng Việt Nam. Đồng tiền giao dịch chính của Ngân hàng cũng là Đồng tiền Việt Nam. Các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng của Ngân hàng chủ yếu bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số tài sản khác của Ngân hàng bằng ngoại tệ khác đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ. Trạng thái đồng tiền được giám sát hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Thực tế: Sau khi tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh tăng tới 9,3% đầu năm 2011, đến nay

NHNN đã duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định và thậm chí là không thay đổi tỷ giá trong suốt cả năm 2012. Và cho đến giữa năm 2013 mới có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 1% đồng thời duy trì biên độ dao động của tỷ giá giao dịch tại các NHTM là +/-1%. Điều này đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam, trong bối cảnh sức mua đối nội cũng đã được khôi phục.

Ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đoái gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ. Vì có một số đặc trưng như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam rất lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 lên đến hơn 260 tỷ USD, tương đương 150% GDP), dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều kể cả dòng vốn đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp, Việt Nam có tình trạng đô la hóa khá mạnh do Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới chấp nhận huy động bằng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác cũng như được phép cho vay bằng ngoại tệ.

Chính vì vậy, tỷ giá hối đoái ổn định không chỉ hỗ trợ tích cực kiềm chế lạm phát thông qua hạn chế tăng giá hàng hóa nhập khẩu, từ các loại máy móc thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu đến hàng hóa tiêu dùng mà còn góp phần cải thiện cán cân thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng dự trữ ngoại hối.

1 Rủi ro lãi suất

- Khái niệm:

thường xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng như chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Nói chung, RRLS xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

Như vậy, nếu NHTM duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu những RRLS trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc RRLS do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động. Ngân hàng có thể phòng ngừa RRLS bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Xét từ góc độ triết lý chung thì việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau là một giải pháp tốt nhất đề phòng ngừa RRLS.

Nếu không có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý RRLS, không dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thì các NHTM có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này.

- Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất

• Sử dụng công cụ phân tích GAP đối với các tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và được giám sát bằng các hạn mức thận trọng.

• Đối với hoạt động đầu tư: Ngân hàng dự báo biến động lãi suất thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

• Đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn: lãi suất huy động vốn được xác định dựa trên các nguyên tắc thị trường, lãi suất thay đổi theo nhu cầu, theo quy mô huy động và diễn biến lãi suất trên thị trường

• Đối với hoạt động cho vay: Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý và có lãi trên cơ sở ban hành các mức lãi suất cho vay. Các chi nhánh áp dụng sàn lãi suất cho vay do Trụ sở chính quy định. Ngân hàng quy định đối với lãi suất cho vay trun, dài hạn bắt buộc phải áp dụng lãi suất thả nổi.

• Xây dựng và áp dụng các quy định kiểm tra và giám sát

- Thực tế: Giai đoạn 2012 - 2013, thành công nổi bật nhất của chính sách tiền tệ chính là

chính sách lãi suất. Bắt đầu từ năm 2011 cho đến nửa đầu năm 2012, chính sách tiền tệ điều hành theo hướng tập trung vào chính sách lãi suất, với việc tăng mạnh lãi suất huy động cũng như cho vay và quay trở lại áp dụng trần lãi suất huy động với mục tiêu làm công cụ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nửa sau của năm 2012, khi lạm phát tính theo năm có dấu hiệu chững lại và đi xuống thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục điều chỉnh trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn theo hướng giảm dần, đồng hành với tốc độ lạm phát những vẫn bảo đảm nguyên tắc lãi suất thực dương. Khi lạm phát cả năm 2013 đứng ở mức tăng 6,04% so với cuối năm 2012 và bình quân năm tăng 6,6% - mức tăng thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua - thì càng chứng tỏ hiệu quả kiềm chế lạm phát của chính sách tăng lãi suất đồng thời cho thấy sự hợp lý của việc NHNN đưa trần lãi suất huy động về mức 7% từ cuối tháng 6.2013.

Có thể nói đây là mức lãi suất huy động hợp lý, phù hợp với các điều kiện vĩ mô và vi mô. Song song với điều chỉnh lãi suất đối với VNĐ, việc điều chỉnh trần lãi suất huy động bằng USD được thực hiện đồng bộ, gắn với các mục tiêu về chống đô la hóa và quản lý ngoại hối. Thông qua đó, NHNN đã kết hợp hài hòa chính sách lãi suất với chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối. Trần lãi suất huy động USD 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư đã góp phần tích cực hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

- Lãi suất huy động giảm, tính thanh khoản của tổ chức tín dụng được cải thiện là điều kiện tiên quyết để giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm 2 - 5%/năm và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006 nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ tín dụng.

Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay bằng VNĐ phổ biến đối với những lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) chỉ còn ở mức 7 -9%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9 - 10,5%/năm ở khối ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước; 9,5 - 11,5%/năm ở khối NHTM cổ phần. Thậm chí, những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả còn được cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5 - 7%/năm.

Lãi suất cho vay USD bằng phổ biến ở mức 4 - 7%/năm; trong đó, các NHTM Nhà nước là 4 - 5%/năm đối với ngắn hạn, 6 - 7%/năm đối với trung và dài hạn; các NHTM cổ phần khoảng 5 - 6%/năm đối với ngắn hạn, 6,5 - 7%/năm đối với trung và dài hạn. Rõ ràng, nếu so với mặt bằng lãi suất huy động cuối năm 2013 khoảng 6,5 - 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12

tháng và khoảng 7,5 - 8,5%/năm kỳ hạn trên 12 tháng thì chênh lệch giữa mặt bằng lãi suất huy động và mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) không còn là quá cao.

2011 2012 2013

NIM 5,04% 4,00% 3,62%

Hệ số NIM cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống, biên lợi nhuận (NIM) của VietinBank cũng có xu hướng giảm, do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

2 Rủi ro về giá công cụ vốn chủ sở hữu

- Ngân hàng chịu rủi ro về giá đối với các công cụ vốn chủ sở hữu. Rủi ro về giá liên quan đến các khoản đầu tư vào chứng khoán vốn kinh doanh được quản lý qua việc phân tích các biến động của giá thị trường và quyết định đầu tư phụ thuộc vào mục tiêu thu lợi nhuận ngắn hạn. Đầu tư vào chứng khoán vốn sẵn sàng để bán phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng có tính đến mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư.

3 Rủi ro tín dụng

- Khái niệm:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.

Như vậy với khái niệm về rủi ro như trên ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và có rất nhiều hình thức gây ra rủi ra của ngân hàng như:

Không thu được lãi đúng hạn: Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng.

Không thu được vốn đúng hạn: Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó Ngân ang sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp

đồng tín dụng. Tuy nhiên đấy chưa phải là khoản mất mát thực tế của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch được đề ra trình Ngân hàng.

Không thu đủ lãi:Khi Ngân hàng không thu đủ lãi thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Lúc này Ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp hàng những khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng nếu dự án đang đầu tư là khả thi.

Không thu đủ vốn vay:Khi Ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ coi như khép một hợp đồng tín dụng không hiệu quả.

Với các hình thức gây ra rủi ro như vậy thì nó sẽ tác động như thế nào đến bản thân các NHTM và đến toàn bộ nền kinh tế.

- Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

• Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề. Giám sát dư nợ liên quan đến các hạn mức đã cấp.

• Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho pháp dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lượng.

• Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro.

• Các xếp hạng rủi ro được sửa đổi, cập nhật lại thường xuyên.

Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 đến nay: 4 Chuyển đổi mô hình tín dụng mới hướng tới khách hàng

Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để VietinBank thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để VietinBank tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro (QLRR) vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác QLRR tín dụng

được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng.

Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, VietinBank đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,.v.v. để chuyển đổi toàn diện mô hình tín dụng. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về QLRR theo Basel II (Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel).

Tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VietinBank đạt gần 14% so với năm 2011, gấp đôi tốc độ tăng bình quân toàn ngành, đồng thời chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể sau chuyển đổi là minh chứng rõ nét cho bước đi đúng đắn, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của VietinBank trong thời gian tiếp sau. Các giao dịch tín dụng được kiểm soát nhanh chóng, kịp thời và thông suốt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.

Trong năm 2013, VietinBank tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo QLRR toàn diện, chặt chẽ. Tính đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này.

Quá trình chuyển đổi mô hình tín dụng

-Tháng 01/2012, các CN VietinBank trên địa bàn Hà Nội thực hiện cấp tín dụng theo mô hình mới giai đoạn 1.

-Tháng 04/2012, toàn bộ CN trong hệ thống thực hiện cấp tín dụng theo mô hình mới giai đoạn 1.

-Tháng 01/2013, các CN trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, Bình Xuyên, Vĩnh Long, Tiền Giang, Nhơn Trạch, Bến Tre thực hiện chuyển đổi tín dụng giai đoạn 2.

-Tháng 01/2013, thành lập Khối QLRR, Phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng, Phòng Kiểm soát và phê duyệt tín dụng tại TSC.

-Dự kiến tháng 04/2013, toàn bộ CN VietinBank thực hiện chuyển đổi tín dụng giai đoạn 2.

5 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động

Thay đổi mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w