Phân tích chữ L (liquidity) – tính lỏng

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 39)

2. Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.5. Phân tích chữ L (liquidity) – tính lỏng

Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.

Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietinbank

Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Vietinbank được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Vietinbank

đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.

- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

Các chỉ tiêu

Tỉ lệ khả năng chi trả

Điều 12. TT 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ khả năng chi trả đối với các TCTD tối thiểu là 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.

Tổng TSC thanh toán ngay/Tổng nợ phải trả >=15%

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Tiền mặt và vàng tại quỹ 3.713.859 2.511.105 2.833.496 4.343.509 Tiền mặt và vàng gửitại

NHNN 12.101.060 12.234.145 10.159.564 18.014.881

Tiền mặt và vàng gửi tại

TCTD khác 65.268.079 57.708.302 73.079.476 54.066.165

Chứng khoán kinh doanh 542.704 274.533 655.067 3.494.314

Tổng TSC thanh toán ngay 81.625.702 72.728.085 86.727.603 79.918.869 Tổng nợ phải trả 431.720.686 469.689.886 522.080.831 544.054.344

ngay/Tổng nợ phải trả(%)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của những khoản nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức của ngân hàng càng tốt.

Tỉ lệ khả năng chi trả của Vietinbank giảm từ 18,9% vào năm 2011 xuống 15,5% vào 2012 rồi lại tăng lên trong năm 2013.

Cuối tháng 4/2014, ông Phạm Huy Hùng- nguyên chủ tịch ngân hàng Vietinbank đã nghỉ hưu, người lên thay là ông Nguyễn Văn Thắng, “đương kim” Tổng giám đốc Vietinbank. Ông Thắng được bổ nhiệm là Tổng giám đốc ngân hàng này từ năm 2011. Sau khi ông Thắng lên thay, bản báo cáo của Vietinbank vẫn có khá nhiều điểm sáng. Đến quý II/ 2014, tỉ lệ khả năng chi trả lại giảm so với năm 2013, tuy nhiên không đáng lo ngại do Vietinbank đang mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi(LDR): LDR=Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

Bảng: LDR của Vietinbank giai đoạn 2011-6/2014

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

LDR(%) 114,06 115,31 103,23

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của VietinBank có xu hướng giảm trong những quý gần đây. Tính đến 31/12/2013, tỷ lệ LDR đạt 103,23%. Việc siết chặt tăng trưởng tín dụng của NHNN, cùng với tốc độ tăng trưởng tiền gửi của VietinBank tăng nhanh hơn cho vay là nguyên nhân khiến LDR giảm.

Tuy nhiên, ngân hàng còn sử dụng nhiều nguồn khác để huy động và sử dụng vốn, như sử dụng LDR điều chỉnh để phản ánh chính xác hơn khả năng thanh khoản của VietinBank. So với LDR, LDR điều chỉnh cũng có xu hướng giảm. (LDR được điều chỉnh: thêm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư ở tử số, thêm uỷ thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá ở mẫu số)

So với các ngân hàng có cùng quy mô trong hệ thống, tỷ lệ LDR của VietinBank vẫn thuộc mức cao.

Tỉ lệ thanh khoản của tài sản và hệ số đảm bảo tiền gửi Đơn vị: triệu đồng 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tàisản thanh khoản 81.625.702 72.728.085 86.727.603 79.918.869 Tổng tài sản 460.420.078 503.530.259 576.368.416 597.636.191 Tổng tiền gửi 257.135.945 289.105.397 364.497.749 377.690.458 Tài sản thanh khoản/

Tổng tài sản (%) 17,7 14,4 15,0 13,4

Tài sản thanh khoản/

Tổng tiền gửi (%) 31,7 25,2 23,8 21,2

Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = Tài sản thanh khoản/Tổng TS:

Tỷ lệ này thể hiện khả năng thanh toán của các tài sản có khả năng chuyền đổi thành tiền nhanh của các ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Nếu chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao

lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này được đảm bảo ở mức 20-30%

Hệ số đảm bảo tiền gửi = Tài sản thanh khoản/Tổng Tiền gửi:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay đối với khoản tiền gửi của khách hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng thanh toán ngay của ngân hàng càng tốt. Thông thường hệ số này có giá trị từ 30-45%.

Nhận xét: hai chỉ số này đều giảm mạnh vào năm 2012 do vụ án của Huỳnh Thị Huyền Như vỡ lở đã làm tài sản thanh khoản giảm. Năm 2012 cũng đánh dấu một năm đáng nhớ trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Từ 2011 đến 2013, tính thanh khoản của Vietinbank giảm mạnh sau các sự kiện xảy ra vào năm 2012. Năm 2014 tình hình thanh khoản có phần được cải thiện, đó là dấu hiệu tốt cho việc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng này. Tuy nhiên các tỷ số thanh khoản đang ở mức rất thấp so với mức quy định chuẩn, khả năng thanh khoản của ngân hàng đang có vấn đề vì vậy các nhà quản trị cần đề cao cảnh giác trong công tác quản trị khả năng thanh toán nhằm đảm bảo hoạt động hiêu quả của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích CAMELS báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w