C. Sau khi thiên tai xảy ra
14 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thế giới Việt Nam
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng Công nghiệp, và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), trong 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần. Thập kỉ 1991-2000 là thập kỉ nóng nhất kể từ năm 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỉ trước đó (1931-1960). Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2011, dự đoán đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ mùa hè sẽ tăng trong khoảng 1-3,7oC ở phần lớn diện tích nước ta so với thời kỳ 1980- 1999.
Mực nước biển dâng
Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan (ở hai cực và các đỉnh núi cao). Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỉ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kì 1961-2003 và tăng nhanh hơn với tỉ lệ 3,1 mm/năm trong thời kì 1993-2003.
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình tại Việt Nam là khoảng 3mm/năm trong giai đoạn 1993- 2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2011, dự đoán trung bình trên toàn Việt Nam, đến giữa thế kỉ 21 mực nước biển có thể dâng thêm trong khoảng từ 18-29cm và đến cuối thế kỉ 21 dâng thêm trong khoảng từ 49-95 cm so với thời kì 1980-1999. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan Nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…có xu hướng xảy ra với mức độ thường xuyên hơn, cường độ ngày càng mạnh và khó dự đoán hơn.
Các hiểm họa tự nhiên, thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên, khắc nghiệt và bất thường hơn như mưa lớn, lũ lụt, khí nóng, bão, hạn hán, hỏa hoạn, nhiễm mặn, bệnh dịch... Ảnh hưởng của chúng khó có thể kiểm soát được.
Bão: Trong những năm gần đây, các cơn
bão có cường độ mạnh với mức độ tàn phá nghiêm trọng đã xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam. Các cơn bão có xu hướng chuyển dịch về phía Nam, mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn, và khó lường trước. Nguyên nhân là do các cơn bão được hình thành từ những vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ. Khi nhiệt độ đại dương tăng, bão càng dễ hình thành.