Dông sét

Một phần của tài liệu Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 46)

D. Học hỏi kinh nghiệm dân gian ứng phó với thiên tai.

Dông sét

Khi dông đến, em cần ở trong nhà, không được đi ra ngoài. Nhanh chóng rút dây cắm của các thiết bị điện như ti vi, máy tính. Nhắc người lớn tháo đường dẫn ăngten, cáp ra khỏi ti vi.

Hãy ngồi yên trên ghế hoặc giường gỗ, hai chân không được chạm đất, đồng thời không được sử dụng điện thoại lúc này.

Nếu đang ở ngoài đường, em không được đứng gần các cây cao, cột điện, đồng thời không được giữ các vật dụng bằng kim loại như xe đạp.

Khi có cảm giác dựng tóc gáy, người tê tê như có dòng điện chạy qua, nghĩa là sét sắp đánh, em hãy lập tức ngồi xổm xuống trên các đầu ngón chân, hai tay che tai, đầu cúi thấp giữa 2 chân.

Nếu các em đang ở trên thuyền hoặc đang bơi, hãy vào bờ ngay lập tức vì nước mưa là chất dẫn điện.

Lốc

Hãy tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu có thể làm được. Nếu không tránh kịp, hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát đất.

Nếu em đang ở trong nhà khi có lốc xảy ra, nên trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường. Tránh xa các cửa sổ và các đồ thủy tinh.

Động đất

Trước khi có động đất

Em cùng các bạn hãy xác định những nơi an toàn ở trong nhà và trong trường học. Nơi an toàn là dưới gầm một chiếc bàn chắc chắn.

Em nhắc bố mẹ không nên đặt các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát… gần các cửa ra vào để khi các đồ đạc ngã đổ vẫn không chắn lối ra.

Khi động đất xảy ra

Nếu đang ở trong nhà, em hãy tìm đến những nơi an toàn, cố gắng chỉ trong phạm vi vài bước chân.

Thực hiện các động tác: chui xuống dưới gầm bàn, tay giữ chặt lấy chân bàn. Đảm bảo đầu và cổ của các em được bàn che phủ.

Tránh xa các đồ vật bằng kính và đồ điện.

Nếu đang ở bên ngoài, em hãy nhanh chóng thực hiện động tác: ngồi sụp xuống, hai tay che đầu và giữ chặt. Tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, cây to, cột điện.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Sau động đất

Sau các trận động đất, em hãy lắng nghe các chỉ dẫn của người lớn hoặc của những người cứu hộ.

Nếu ở trong những tòa nhà đổ nát, hãy cố gắng tìm cách thoát ra ngoài và tìm nơi an toàn. Hãy quan sát các mối nguy hiểm xung quanh.

1. Khởi độngThời gian: 10’ Thời gian: 10’

Trò chơi: Sơn Tinh - Thủy Tinh

Giáo viên chia lớp học thành 2 đội và xếp thành hàng ngang, đối mặt nhau.

Giáo viên nêu bối cảnh và luật chơi:

+ Đây là một cuộc chiến dữ dội về thiên tai giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Theo quy ước: Sơn Tinh thắng Thủy Tinh, Thủy Tinh thắng công chúa, công chúa thắng Sơn Tinh.

+ Trong từng lượt chơi, mỗi đội phải chọn một vai tương ứng với một động tác. Nếu chọn đóng Sơn Tinh: cả nhóm thể hiện động tác rút gươm, Thủy Tinh: làm động tác tạo sóng, và công chúa: làm động tác xoè váy (Tương tự trò chơi Oẳn tù tì). + Đội nào có thành viên làm động tác không khớp là

thua.

+ Trước khi bắt đầu chơi, mỗi đội có 1 phút thảo luận để quyết định mình sẽ đóng vai gì.

+ Khi chơi, các đội sẽ nghe giáo viên ra hiệu lệnh và đồng loạt thực hiện động tác.

Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến bài học:

+ Chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời xưa với chiến thắng của Sơn Tinh. Nhưng trong bối cảnh BĐKH hiện nay, cuộc chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh hay còn có thể hiểu cuộc chiến giữa con người và thiên tai diễn biến phức tạp hơn nhiều. Các cơn bão lũ xảy ra với mức độ thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn, phức tạp và khó lường trước. Vậy con người chúng ta phải ứng phó với thiên tai (Thủy Tinh) như thế nào?

2.1 Thảo luận – Hành động của các em khi thiên tai xảy ra4 ra4

Giáo viên cho các em làm việc theo nhóm 3-5 người. Giáo viên có thể chọn 5-10 tình huống phù hợp với địa phương trong Tài liệu phát tay 5.1.

Các nhóm bốc thăm thẻ tình huống Nếu và thảo luận trong 10 phút.

Các nhóm có 5 phút để trình bày kết quả thảo luận. Các em có thể trình bày bằng nhiều hình thức: thuyết trình, vẽ tranh, đóng kịch…

Gợi ý:

Tình huống 1:

Cố gắng di chuyển đến vị trí cao hơn và an toàn hơn. Với các em nhỏ không nên nhảy xuống nước chơi đùa hoặc kiểm tra mực nước.

Mặc áo phao nếu có. Nếu không có áo phao, các em có thể sử dụng các đồ vật nổi khác như săm (ruột) xe, can nhựa rỗng, các chai nhựa rỗng buộc vào nhau hoặc thân cây chuối thay phao để di chuyển trong vùng ngập lụt.

Lắng nghe thông tin hoặc chỉ đạo từ đài phát thanh của làng xã.

Tình huống 2:

Không nên tự ý đi về nhà một mình.

Liên hệ với các bạn ở gần nhà với mình. Nếu có người lớn đến đón thì có thể xin đi cùng.

Thông báo tới các thầy cô giáo hoặc bảo vệ trong trường để có hướng giải quyết.

Tình huống 3:

Tránh xa các bờ sông hoặc suối ở các vùng ngập lụt vì các khu vực đó có thể không an toàn và có thể bị lở đất. Nếu thấy lũ sông lên nhanh, các em nên quay lại và tìm nơi cao ráo an toàn để trú ẩn. Ví dụ như một tòa nhà hai tầng hoặc một quả đồi.

Chú ý phát hiện rắn rết hay các động vật nguy hiểm khác vì những con vật này cũng tìm đến nơi cao ráo để trú ẩn.

Tìm cách liên lạc với người lớn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)