V. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
3. Yếu tố cá nhân
3.1. Hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự
hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng
đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.
Thông quá 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách
được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng kinh nghiệm của bản thân để hình thành nhân cách.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủđạo
ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các hoạt
động khác trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủđạo.
Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động đó.
3.2. Giao tiếp
Giao tiếp giữ vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì:
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người.
- Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hôịi, chuẩn mực xã hội làm thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp vốn tri thức và kinh nghiệm của mình vào kho tàng tri thức của nhân loại, của xã hội.
- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tựđối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tựđánh giá bản thân mình như là một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân tức là hình thành năng lực tự ý thức.
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm con người, cá nhân, cá tính và nhân cách ?
2. Phân tích các đặc điểm cơ bản của nhân cách ?
3. Từ việc phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm, hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục ?
4. Theo bạn, các phẩm chất cơ bản của ý chí có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học. Nhà xuất bản Giáo dục. 1998 2. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học. Nhà xuất bản Giáo dục. 2001
3. Bùi Văn Huệ. Giáo trình Tâm lý học. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 2000
4. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành. Trần Hữu Luyến. Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 2000