Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách.
2.1. Quan điểm truyền thống
Nhân cách gồm 4 thành phần cơ bản: Xu hướng; Năng lực; Tính cách; Khí chất.
a. Xu hướng: Nói lên phương hướng, chiều phát triển của con người, xác định người đó
đi theo hướng nào, từđâu… Xu hướng bao gồm: nhu cầu, hứng thú, khuynh hướng và biểu hiện tổng hợp nhất, sâu sắc nhất của xu hướng là niềm tin, thế giới quan và lí tưởng của nhân cách.
b. Năng lực: Nói lên con người đó có thể làm gì, làm đến mức nào, làm với chất lượng ra sao…
c. Tính cách: Nói lên nội dung tính chất của nhân cách.
d. Khí chất: Nói lên hình thức biểu hiện tính chất của nhân cách.
2.2. Quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm 2 mặt đức và tài (phẩm chất và năng lực) thống nhất với nhau. thống nhất với nhau.
Phẩm chất (Đức) Năng lực (Tài)
- Các phẩm chất “xã hội” (đạo đức-chính trị): thể giới quan, niềm tin, lí tưởng, lập trường, quan điểm, thái độ chính trị, thái độ
lao động đặc biệt là biểu giá trị xã hội (hay biểu định hướng giá trị).
- Các phẩm chất “cá nhân”(hay đạo đức-tư
cách): tính khí, tính nết, tính tình, tính khí, các thói, các thú…
- Các phẩm chất ý chí của cá nhân: tính mục
đích, tính quyết đoán, kiên trì, chịu đựng…
- Các cung cách ứng xử hay tác phong.
- Năng lực xã hội hoá: thích nghi, sáng tạo, cơđộng, mềm dẻo…
- Năng lực chủ thể hoá: biểu hiện tính độc
đáo, đặc sắc, cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân.
- Năng lực hành động: hành động có mục
đích, có điều khiển, chủđộng, tích cực… - Năng lực giao lưu: thiết lập và duy trì quan hệ…
2.3. Quan điểm coi nhân cách gồm 3 thành phần:
- Nhận thức bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ.
- Tình cảm bao gồm hệ thống thái độđối với cá nhân, người khác, tự nhiên, xã hội và những rung cảm.
- Hành động bao gồm phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen.