Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 49)

Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố (cùng với lao động) đã góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn với con vật. Ngôn ngữ có liên quan tới tất cả các quá trình tâm lý của con người, là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm lý người, đặc biệt là của các quá trình nhận thức.

1. Đối với cảm giác

Bằng tác động của ngôn ngữ có thẻ gây nên những cảm giác trực tiếp.

Ví dụ: Nghe người khác nói “trời lạnh quá” bản thân ta cảm thấy lạnh hơn; Mới nói “chua quá” có thể gây hiện tượng “thèm rỏ rãi”.

Ngôn ngữ có thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác(nhất là tác động của ngôn ngữ thầm).

2. Đối với tri giác

Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn và làm cho những cái tri giác được trở thành khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn.

Ví dụ: Việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh, việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng tuỳ theo nhiệm vụ tri giác nếu được kèm theo bằng lời nói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn.

Vai trò của ngôn ngữđối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn vì quan sát là tri giác tích cực, có chủđịnh và có mục đích. Tính có ý thức, có mục đích, có chủđịnh được biểu

đạt, điều khiển và điều chỉnh bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn là tri giác của con vật. Tính có ý nghĩa trong tri giác của con người là một chất lượng mới

làm cho tri giác người khác xa tri giác của con vật. Chất lượng mới này chỉđược hình thành và được biểu đạt thông qua ngôn ngữ.

3. Đối với tư duy

Ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với tư duy của con người. Nhờ có sự tham gia của ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề. Việc tiến hành các thao tác tư duy diễn ra trong đầu óc con người với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ II và cuối cùng kết quả của quá trình tư duy ( khái niệm, phán đoán, suy lý) được biểu đạt thành từ ngữ, thành câu.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy để giải quyết vấn đề mà còn là công cụ

quan trọng để con người lĩnh hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội, hình thành nhân cách con người.

4. Đối với tưởngtượng

Trong quá trình tưởng tưởng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu

đạt các hình ảnh mới.

Ngôn ngữ giúp ta chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cốđịnh chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình ý thức, được

điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao.

5. Đối với trí nhớ

Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Nó tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ và gắn chặt với các quá trình đó.

Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủđịnh, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ.

Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài cho thế hệ sau.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 49)