Lợi nhuận sau

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam (Trang 46)

) (12,32 IV Các khoản đầu tư tà

18. Lợi nhuận sau

thuế thu nhập DN (44.608.996.124) (97,94) 1.801.402.694 191,58

Đánh giá về tình hình doanh thu:

Từ bảng 2.4. ta thấy tình hình doanh thu thuần có xu hướng giảm và tăng liên tục qua ba năm liên tiếp.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 giảm 140.616.335.663 đồng, tương ứng giảm 35,78% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến giảm doanh thu là do tình hình kinh tế khó khăn, không ổn định. Nhưng sang năm 2013, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ 6.354.380.464 đồng, tương ứng tăng 2,52% so với năm 2012, chứng tỏ công ty hoạt động đã có hiệu quả hơn. Mức giảm tăng và tỉ lệ giảm tăng này gần tương đương với mức giảm tăng và tỉ lệ giảm tăng của doanh thu thuần.

Năm 2012doanh thu thuần giảm142.981.844.078 đồng, tương ứng giảm 36,38% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần giảm chủ yếu là do tác động của khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu hoạt động tài chính có giá trị thấp nên biến động không ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Năm 2013 con số đã tăng lên 8.719.888.879 đồng, tương ứng tăng3,49% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty không chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thương mại, buôn bán vật liệu và vận tải, vì thế mà có sự gia tăng về doanh thu, chứng tỏ việc mở rộng kinh doanh của công ty là có hiệu quả tích cực.

Đánh giá về tình hình chi phí:

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm so với năm 2011 là 124.623.434.626 đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm là 34,48%.Nguyên nhân do Công ty còn một số công trình xây dựng đang hoàn thành dở dang, các trang thiết bị còn tồn kho nhiều. Bên cạnh sự sụt giảm của doanh thu, công ty cũng đang phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng kinh tế đây là nguyên nhân dẫn đến giảm giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá vốn vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều này không đem lại tín hiệu tích cực cho công ty. Năm 2013, giá vốn hàng bán lạităng 7.297.309.492 đồng, tương ứng với mứctăng là 3,08% so với năm 2012. Nguyên nhân do công ty ngoài lĩnh vực xây dựng là chủ yếu thì đã mở rộng sang các lĩnh vực thương mại, buôn bán khác... làm cho giá vốn hàng bán tăng lên. Bên cạnh sự giảm của doanh thu, thì công ty cũng phải giảm giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, năm 2013, giá vốn của công ty đã có mức tăng nhẹ đáng kể.

Chi phí tài chính: Vốn hoạt động của Công ty chủ yếu từ nguồn vốn CSH. Ngoài ra thì công ty cũng vay thêm vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đối với những dự án có quy mô lớn.Năm 2012 chi phí tài chính tăng 3,93%, tương ứng với mức tăng

là 345.813.977 đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng mạnh4.353.427.383 đồng, tương ứng tăng 47,63% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đã chi trả lượng tiền lớn để thanh toán số nợ này vẫn còn rất cao, nhiều khoản trong số đó đã quá hạn trả khiến cho công ty phải chịu thêm khoản lãi phạt. Trước tình hình này, trong thời gian tới ban giám đốc cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thanh toán nợ, đồng thời vẫn phải đảm bảo được an toàn tài chính cho công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6.027.836.357 đồng so với 2011, tương ứng với mứcgiảm 48,29%. Nguyên nhân là do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy, phòng ban của công ty và do chính sách quản lý chưa hiệu quả vì thế mà không tiết kiệm được chi phí. Biện pháp khắc phục tình trạng này là doanh nghiệp phải có một đội ngũ quản lý chuyên môn, biết quản trị nguồn nhân lực tối ưu, linh hoạt trong các khâu phân bổ nhiệm vụ của các nhân công lao động. Năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệplại tăng 714.139.766 đồng, tương ứng tăng 11,06% so với năm 2012. Con số tăng này vẫn còn quá nhỏ và khiêm tốn, chưa tạo ra được biến động lớn. Quản lý doanh nghiệp tốt sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như: giảm chi phí, tận dụng được tối đa nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ sản xuất…

Đánh giá về tình hình lợi nhuận:

Tổng hợp tất cả sự biến động về doanh thu và chi phí của công ty ta thấy tình hình lợi nhuận cũng có xu hướng giảm mặc dù các khoản mục chi phí đã giảm nhưng vẫn khổng thể bù đắp cho sự hụt giảm của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011 là 44.608.996.124 đồng, tương ứng với mứcgiảm 97,94%. Nguyên nhân là do năm 2012, công ty nhận ít công trình xây dựng, mà chủ yếu là hoàn thành các công trình xây dựng dở dang.Tuy nhiên, năm 2013 lợi nhuận sau thuế ở mức tăng là1.801.402.694 đồng, tương ứng tăng 191,58%so với năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng công ty hoạt động đi lên, hoạt động kinh doanh đã có hiệu quả. Vì vậy công ty cũng cần có biện pháp để giảm các khoản chi phí khác sao cho thấp nhất có thể để lợi nhuận những năm tiếp theo tăng thêm hơn nữa.

2.2.3. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của Công ty

Bảng 2.5. Bảng tài trợ

ĐVT: Đồng

Diễn giải Năm 2011 - 2012 Năm 2012 - 2013 Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn A. Tài sản 140.320.188.00 7 15.795.134.4 16 1. Tiền 14.759.489.951 23.515.411.6 50 2. Đầu tư TC ngắn hạn 761.886.635 961.900 3. Phải thu khách hàng 31.192.959.090 16.627.639.3 33 4. Hàng tồn kho 27.323.097.046 28.034.147.6 90 5. TSNH khác 3.695.702.789 2.798.116.94 3 6. Phải thu khác 7.857.122.462 937.477.760 7. Tài sản cố định 1.891.794.693 7.071.490.84 4 B. Nguồn vốn 140.320.188.0 07 15.795.134.4 16 1. Nợ ngắn hạn 54.799.903.67 7 1.083.053.58 5 2. Phải trả người bán 25.264.541.717 7.095.714.94 3 3. Vốn chủ sở hữu 57.946.690.70 6 720.245.004 Tổng 112.746.594.38 3 112.746.594.3 83 44.942.129.8 26 44.942.129.8 26

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giai đoạn 2011-2013)

Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn năm 2011 – 2012: Về tình hình tạo vốn, vốn được tạo ra trong giai đoạn này của Công ty với nguồn hình thành từ việc giảm 14.759.489.951 đồng từ tiền; 31.192.959.090 đồng từ phải thu khách hàng; 27.323.097.046 đồng từ hàng tồn kho,… số còn lại được hình thành từ việc tăng phải

trả người bán 25.264.541.717 đồng. Nguồn vốn được tạo ra từ việc tăng nợ ngắn hạn là 54.799.903.677 đồng trên tổng 140.320.188.007 đồng vốn được tạo ra và tăng nguồn vốn chủ sở hữu là 57.946.690.706. Vốn của Công ty được tạo ra một phần là từ nợ ngắn hạn, cụ thể là khoản phải trả cho Công ty vật liệu xây dựng Hà Nam và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật hạ tầng Việt Nam và vốn chủ sở hữu. Qua đó, ta thấy Công ty đã tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp có chi phí thấp không phải trả lãi. Mặt khác sử dụng vốn CSH lại mang tính ổn định cao hơn. Công ty sử dụng vốn vào việc tăng dự trữ tiền mặt, tăng lượng hàng tồn kho, tăng tài sản cố định,…

Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn năm 2012 – 2013: Lượng vốn tạo được trong giai đoạn này của Công ty là 44.942.129.826 đồng. Năm 2012, Công ty thực hiện công trình nâng cấp bệnh viện đa khoa Xanh Pon, Hà Nội và tăng chi phí kho bãi, nguyên vật liệu nên giá trị hàng tồn kho tăng 28.034.147.690 đồng và tài sản cố định cũng tăng

7.071.490.844 đồng. Ngoài ra, nguồn tạo vốn còn được hình thành từ khoản phải trả người bán. Năm 2012, Công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động thêm lĩnh vực kinh doanh thương mại, Công ty đã được Công ty cổ phần đầu tư An Lạc cho nợ 7.095.714.943 đồng khi nhập các thiết bị nội thất để hoàn thành nhà chung cư 11 tầng Cầu Diễn, Hà Nội. Nguồn vốn được tạo ra trong giai đoạn 2012 - 2013 được Công ty sử dụng để tăng dự trữ tiền mặt lên 23.515.411.650 đồng để đảm bảo khả năng thanh toán và tăng khoản phải thu khách hàng lên 16.627.639.333 đồng.

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.2.4.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tốt hay xấu sẽ phản ánh tiềm lực tài chính của công ty mạnh hay yếu. Thông thường hả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình hoạt động ổn định hoặc ngược lại, việc mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc công ty bị phá sản.

Bảng 2.6. Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Chênh lệch Chênh lệch

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w