Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Diên Khánh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện diên khánh (Trang 47)

2.1.1.Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Diên Khánh

Chi cục thuế huyện Diên Khánh được thành lập tháng 10/1990 trực thuộc Cục thuế tỉnh Khánh Hoà theo Quyết định số 315/TC-QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn bao gồm: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (gồm DN NQD và hộ cá thể), thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, phí và lệ phí.

Là một trong 8 chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, Chi cục thuế huyện Diên Khánh nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền.

Toàn Chi cục hiện nay có 69 cán bộ trong đó gồm:

- Lãnh đạo Chi cục gồm có: 1 Chi cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Chi cục, 2 Chi cục phó: giúp cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận khác

 Đội kiểm tra thuế - kiểm tra nội bộ: 17 cán bộ

 Đội Kê khai kế toán thuế và tin học: 06 cán bộ

 Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT: 03 cán bộ

 Đội trước bạ và thu khác : 05 cán bộ

 Đội Nghiệp vụ- Dự Toán: 02 cán bộ

 Đội thuế TNCN: 02 cán bộ

 Đội Hành chính- Nhân sự - Tài vụ- Ấn chỉ: 06 cán bộ

 Đội thuế Liên xã: 17 cán bộ

 Đội Quản lý và cưỡng chế nợ: 03 cán bộ

 Lái xe, bảo vệ, tạp vụ: 05 người

Dưới các phường còn có hội đồng tư vấn thuế xã do chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã làm chủ tịch hội đồng. Mỗi tháng hội đồng tư vấn thuế xã họp 1 lần để tìm ra

38

những giải pháp để hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế của Chi cục được thuận lợi. Ngoài ra hội đồng còn họp bất thường khi có công việc cần thiết.

Mô hình tổ chức quản lý của Chi cục được bố trí như sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế huyện Diên Khánh

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Diên Khánh, 2011)

Đến năm 2011, số lượng cán bộ thuế chi cục là 69 người. Trong đó, số cán bộ có trình độ Đại học là 48 cán bộ chiếm 70%, trung cấp là 16 cán bộ chiếm 23 %, còn lại 5 cán bộ chiếm 7% là chưa qua đào tạo. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Chi cục thuế từ Đội phó trở lên đều có trình độ Đại học. Từ đó có thể cho thấy trình độ cán bộ thuế của chi cục ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể được thể hiện trong bảng thực trạng biên chế dưới đây:

Bảng 2.1: Thực trạng biên chế tại Chi Cục Thuế huyện Diên Khánh

Nam Nữ ĐH TC Khác Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự Nhân viên 1 Lãnh đạo 3 3 3 3

2 Đội kiểm tra 17 11 6 16 1 11 5 1

3 Đội KK - KTT - TH 6 4 2 5 1 4 2 4 Đội QL nợ 3 2 1 3 3 5 Đội NV dự toán 2 2 2 2 6 Đội TTHT 3 2 1 2 1 1 2 7 Đội thuế TNCN 2 1 1 2 2 8 Đội trước bạ 5 4 1 4 1 4 1 9 Đội HC-NS-TV-AC 6 2 4 2 4 2 2 2 10 Các đội liên xã 17 15 2 9 8 7 10

11 Lái xe, bảo vệ, tạp vụ 5 4 1 5 5

69 48 21 48 16 5 0 37 24 8 Tổng cộng

STT Vị trí làm việc Tổng

số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới tính Trình độ Cơ cấu ngạch

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Diên Khánh, 2011)

Lãnh đạo Chi cục Đội Kiểm tra thuế - Ktra nội bộ Đội Kê khai kế toán thuế và tin học Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT Đội trước bạ và thu khác Đội thuế TNCN Đội Hành chính- Nhân sự- tài vụ- ấn chỉ Các Đội thuế Liên phường xã Đội Quản lý và cưỡng chế nợ Đội nghiệp vụ- Dự toán Bảo vệ, lái xe, tạp vụ

39

Biểu 2.1: Trình độ cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Diên Khánh

70% 23%

7%

Đại học Trung cấp Chưa qua đào tạo

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Diên Khánh, 2011)

Qua cách thức tổ chức quản lý của Chi cục thuế huyện Diên Khánh cho thấy Chi cục bố trí tương đối hợp lý. Điều này giúp cho Chi cục thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách của mình được đánh giá qua số thu hàng năm đều tăng.

2.1.2. Khái quát về tình hình thực hiện quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Diên Khánh trong thời gian vừa qua

2.1.2.1.Giới thiệu về hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Diên Khánh:

Hiện nay Chi cục Thuế huyện Diên Khánh quản lý 332 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhiều loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân...) và nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau (sản xuất, xây dựng, khai thác...), cụ thể được thể hiện qua bảng cơ cấu các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn huyện Diên Khánh:

Bảng 2.2: Cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Diên Khánh

SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng 1 Ngành sản xuất 73 28,85 81 26,91 88 26,51 2 Ngành xây dựng, lắp đặt 48 18,97 64 21,26 79 23,8

3 Ngành vận tải, kho bãi 29 11,46 29 9,635 29 8,735

4 Ngành bán buôn, bán lẻ 90 35,57 108 35,88 115 34,64 5 Ngành dịch vụ và lưu trú 13 5,138 19 6,312 21 6,325 253 100 301 100 332 100 Năm 2011 Tổng cộng STT Ngành nghề hoạt động Năm 2009 Năm 2010

Từ bảng trên ta thấy trên địa bàn huyện Diên Khánh các doanh nghiệp tập trung vào khối ngành bán buôn, bán lẻ là chủ yếu (năm 2009 chiếm 35,6%, năm 2010

40

chiếm 35,9%, năm 2011 chiếm 34,6%), tiếp theo là ngành sản xuất (năm 2009 chiếm 28,9%, năm 2010 chiếm 26,9%, năm 2011 chiếm 26,5%) và ngành xây dựng lắp đặt ((năm 2009 chiếm 19%, năm 2010 chiếm 21,3%, năm 2011 chiếm 23,8%).

2.1.2.2. Các loại thuế quản lý trên địa bàn:

Hiện nay tại Chi cục Thuế huyện Diên Khánh quản lý các sắc thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế thu nhập cá nhân; - Thuế tài nguyên;

- Thuế môn bài.

2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế ngoài quốc doanh: a. Nhân tố khách quan:

Từ khi chuyển đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nước ta đã mở cửa quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc thông thương hàng hóa qua cửa khẩu thuận tiện. Đây là một nhân tố tích cực, nhưng ngược lại nếu không được quản lý thì nó sẽ tác động xấu đến việc phát triển kinh tế và làm ảnh hưởng đến nguồn thu cho đến việc phát triển kinh tế và làm ảnh hưởng đến nguồn thu cho ngân sách Nhà nước dẫn đến có nguy cơ làm mất công bằng trong xã hội.

Do đó, ngày 6/12/2004 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 201/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, trong đó mục tiêu tổng quát là “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn hiện đại hóa với công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội và chủ động hội nhập quốc tế”.

Cụ thể lộ trình cải cách thuế được thể hiện như sau:

- Thuế giá trị gia tăng: Hoàn thiện theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh; áp dụng một mức thuế suất để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế giá tị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới xác định ngưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng để thực hiện một phương pháp khấu trừ, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thuế xuất - nhập khẩu: Hoàn thiện Luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng khuyến khích tối đa xuất khẩu, sửa đổi các quy định về thuế suất, giá tính thuế, thời hạn nộp thuế để thực hiện cam kết và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy trình, thủ tục nộp thuế cho phù hợp với Luật Hải quan, góp phần tăng cường quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu theo cam kết quốc tế.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Sẽ hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo khuyến khích đầu tư và bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu thụ. Tiến tới xoá bỏ miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

- Phí, lệ phí: được sắp xếp theo hướng tiếp tục rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các loại phí, lệ phí không hợp lý gây cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống. Các loại phí thu do cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển dần sang giá dịch vụ, các loại phí mang tính chất thuế chuyển thành thuế, thống nhất mức thu phí và lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện công bằng xã hội.

- Thuế thu nhập cá nhân:

Mở rộng đối tượng nộp thuế, thu hẹp sự khác biệt giữa đối tượng nộp thuế là người Việt Nam với người nước ngoài.

Ngày 17/5/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, trong đó mục tiêu tổng quát là “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí

42

và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao”.

b. Nhân tố chủ quan:

Chính sách, pháp luật của Nhà nước với vai trò là công cụ quản lý, giúp cho nhà quản lý thực hiện được các mục tiêu đề ra. Chính sách phù hợp với điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan thì chính sách mới chỉ thành công trên phương tiện lý thuyết mà mục tiêu quản lý chưa thực hiện được.

Quản lý là khoa học và cũng là nghệ thuật. Để chính sách đi vào cuộc sống, được xã hội chấp nhận và thực hiện theo thì khi đề ra chính sách các nhà quản lý phải tính đến nhân tố con người làm cốt lõi.

Chính vì vậy một chủ trương sai, một chính sách sai sẽ dẫn đến hậu quả không theo mong đợi và sẽ gây cản trở cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. Khi thực hiện chính sách pháp luật thuế cần đảm bảo tính nghiêm minh, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thu thuế đến đối tượng nộp thuế.

- Đối với cơ quan thuế :

Là hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước; chịu sự lãnh đạo của ngành dọc và chính quyền địa phương. Công tác quản lý thuế theo chế độ người nộp thuế tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Tổ chức quản lý thuế được tổ chức thành 3 bộ phận độc lập: Bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế; Bộ phận tính thuế thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp thuế; Bộ phận thanh tra: kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế.

Hiện nay ngành Thuế từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ cán bộ thuế; hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, quản lý, kiểm soát các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; tạo môi trường dân chủ, lành mạnh trong cơ quan thông qua việc ban hành chế độ làm việc, có sự giám sát kiểm tra giữa các tổ chức và cá nhân.

43

- Đối với người nộp thuế:

Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế; tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

- Đối với các cơ quan có liên quan.

Sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ; một số cán bộ thuế còn thiếu phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ yếu kém dẫn đến khi thực hiện chính sách thuế.

2.1.2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế huyện Diên Khánh trong những năm qua:

Với địa bàn rộng, phân tán, số cơ sở kinh doanh nhiều, đa dạng về ngành nghề cùng với việc sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý nên trong những năm qua Chi cục thuế huyện Diên Khánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách do Nhà nước giao:

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện số thu do Chi cục quản lý trong 3 năm gần đây

Kế hoạch pháp lệnh Kế hoạch phấn đấu Cùng kỳ năm trước 2009 40.245 43.465 50.286 124,9 115,7 127,3 2010 51.365 55.474 60.334 117,5 108,8 120,0 2011 62.690 67.617 74.006 118,1 109,4 122,7 Năm Kế hoạch pháp lệnh (triệu đồng) Kế hoạch phấn đấu (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ % so với

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp số thu trên địa bàn 2009,2010,2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung có thể thấy rằng, về mặt số lượng công tác quản lý thuế do Chi cục quản lý luôn đạt được những kết quả đáng mừng. Nhìn vào bảng kết quả thực hiện thu thuế do Chi cục quản lý ta thấy rằng thu thuế ở Chi cục luôn vượt kế hoạch được giao. Tuy nhiên, đó chỉ là so với kế hoạch thì hoàn thành. Nhưng so với tình hình thực tế tại địa bàn thì còn thất thu với số lượng tương đối lớn.

Bước sang năm 2011, cùng với nhân dân cả nước ta, nhân dân huyện Diên Khánh hân hoan chào mừng các sự kiện lớn của dân tộc: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc Hội khóa 11 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tạo khí thế phấn khởi trong các hoạt động kinh tế xã hội.

Thực hiện nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về việc giảm thuế TNDN và Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN một mặt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mặt khác làm cho số thuế TNDN phải nộp trong năm giảm đi đáng kể. Trong năm 2011, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nợ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện diên khánh (Trang 47)