ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 Vị trí địa lý:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 35)

Đảo Cát Bà là một đảo lớn thuộc huyện Cát Hải, cách Tp. Hải Phòng về phía đông nam 30km và cách Tp. Hạ Long 25 km. Có tọa độ 106°52′ đến 107°07′ Đ, 20°42′ đến 20°54′ B.

2. Địa hình:

Rừng và núi chiếm hơn 2/3 diện tích. Độ cao trung bình khoảng 70m so với mặt biển. Trong đó đáng chú ý là địa hình núi đá vôi nhiệt đới thuận lợi đặc biệt cho sự phát triển du lịch.

3. Khí hậu:

Cát Bà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương gió mùa Tây Nam vào mùa hạ và gió mùa Đông bắc vào mùa đông. Khí hậu nhìn chung ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 23 - 240C. Khí hậu phân hoá 4 mùa rỏ rệt. Lượng mưa bình quân hàng năm 1700-1800mm.

Chế độ khí hậu động lực biển cùng với vị trí địa lý là những yếu tố tác động thường xuyên và trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là hoạt động du lịch của đảo.

4.. Sinh vật.

4.1. Tài nguyên rừng.

Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một vùng tài nguyên phong phú vô cùng. Rừng vàng, biển bạc, rừng Cát Bà có nhiều gỗ quý như Lát Hoa, Kim Giao, Đinh, Gội Nếp...Trong đó Kim Giao là loài cây quý hiếm trên thế giới. Rừng Cát Bà còn có hàng trăm loại dược liệu quý hiếm có giá trị, trên ba chục loài chim quý hiếm như: Đại Bàng, Đa Đa, Cu Gái, Hoạ Mi... Thú quý trên đảo đủ các loại: Khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, Sơn dương, hoẵng, Rái cá, Chồn, sóc, cáo, cầy, nhím... Đặc biệt là voọc đầu trắng (hay Voọc Cát Bà), là loại động vật đã được ghi trong sách đỏ cần được bảo tồn của thế giới. Diện tích rừng trên núi đá vôi chiếm phần lớn diện tích đảo, đặc biệt vườn quốc gia Cát Bá là Khu dự tữ sinh quyển của thế giới với sự đa dạng sinh học cao.

Quanh đảo Cát Bà là một vùng biển rộng lớn với nhiều hệ thông đảo, các luồng lạch sâu. Khu vực biển của huyện đảo có nguồn hải sản vô tận với hơn 900 loài cá, hàng trăm loài thân mêm, 400 loài giáp xác. Các loài hải sản quý hiếm như tôm rồng, tôm he, cua, đồi mồi, sò huyết, trai ngọc, tu hài có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn hàng xuất khẩu đặc biệt. Đồi mồi hoa họ Rùa biển có mai đẹp là nguyên liệu cao cấp làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Khu vực áng thám thị trấn Cát Bà, là nơi trú ngụ sinh sản của loại Đồi mồi này trong khu vịnh Bắc Bộ. Vùng biển Cát Bà có loài cá Heo "Dan pin" cư trú. Đây vừa là nơi phát triển giao thông biển, đồng thời la nơi sinh sống và phát triển các rặng san hô ngầm, quần thể sinh vật biển. Thuận lợi phát triển du lịch và ngành đáng bắt – nuôi trồng hải sản.

4.3. Nguồn nước.

Nhìn chung nước trên đảo Cát Bà rất quý và hiếm. Ngoài một phần nhỏ nước khai thác trên đảo thì hiện nay phần lớn nguồn cung cấp nước ngọt của đảo vẫn là từ đấy liền.

4.4. Tài nguyên du lịch.

Đây là điểm mạnh nhất của đảo Cát Bà. Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Phía Đông Nam của đảo có Lan Hạ, phía Tây Nam là vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Tiêu biểu có các bãi tắm Cát Cò 1, 2 và 3. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ xung quang đảo chính có nhiều cảnh đẹp và bãi tắm nhỏ. Trung tâm đảo có vườn quốc gia (VQG) Cát Bà là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển của thế giới. VQG có nhiều loại địa hình độc đáo, hệ động thực vật đa dạng và quý hiếm, được phát triển trong iều kiện khí hậu nhiêt đới ẩm là những điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Các làng chai, làng nghề ngư phủ trên đảo cũng là một dạng tài nguyên du lịch đặc biệt. Có thể thấy tất cã các điều kiện tự nhiên và dân cư trên đảo Cát Bà đều thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w