TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 33)

Tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) Quảng Ninh chính là việc hình thành các khu, cụm và trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại với quy mô khác nhau. Việc hình thành TCLTKT là một xu hướng tất yếu khi phát triển kinh tế theo hướng mở cửa.

TCLTKT Quảng Ninh có vai trò to lớn trong sự phát triển chung: Các khu, các trung tâm công nghiệ, dịch vụ thương mai tạo sức hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, ký thuật tiên tiến phục vụ công cuộc phát triển đất nước; Các TCLTKT góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải sự tập trung công nghiệp tại thủ đô cũng như một số thành phố khác, hạn chế sự chênh lệch trong phát triển giữa thành thị và nông thôn; Đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường…

Dựa vào thực trạng phát triển kinh tế Quảng Ninh, có thể thấy TCLTKT Quảng Ninh như sau:

1. Các á vùng kinh tế

Quảng Ninh bao gồm hai á vùng kinh tế, được phân chia bới kinh tuyến 1070 Đ: Á vùng kinh tế miền Đông và á vùng kinh tế miền Tây.

Bao gồm Tp. Hạ Long, TX. Cẩm Phả, các huyện Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Yên Hưng và Ba Chẽ. Á vùng này chiếm đến 70% dân số và 80% GDP của toàn tỉnh.

Các hoạt động kinh tế rất đa dạng:

- Công nghiêp: Khai thác than ở Cẩm Phả, Uông Bí; vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến thực phẩm ở Hạ Long…

- Thương mại và du lịch: Cảng biển Cái Lân, Cửa Ông, du lịch Hạ Long, …

- Nông nghiêp: Thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi,…

1.2. Á vùng kinh tế miền Tây

Bao gồm Tp. Móng Cái và các huyện Vân Đồn , Tiên Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và kinh tế cửa khẩu.

2. Các cực tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh có ba cực tăng trưởng kinh tế là Tp. Hạ Long, Tp. Móng Cái và Tx. Cẩm Phả.

- Tp. Hạ Long: Là trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị lớn nhất Quảng Ninh. Ở đây có nhiều điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế như du lịch, thương mại, thủy sản,… Sự phát tiển của Hạ Long tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn tỉnh.

- Tp. Móng Cái: Là trung tâm kinh tế cửa khẩu quan trọng phía Đông Quảng Ninh. Ở đây có sự phát triển mạnh của ngàng thương mại, ngành du lịch, thủy sản.

- Tx. Uông Bí: là trung tâm kinh tế phía Tây của tỉnh với sự phát triển mạnh của ngàng công nghiệp khai thác than, công nghiệp năng lượng.

3. Hành lang kinh tế

Hành lang kinh tế quan trọng nhất là quốc lộ 18. Quốc lộ 18 chạy xuyên suốt tỉnh Quảng Ninh từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Tp. Hạ Long, Tx. Cẩm Phả, qua các huyện phía đông lên cửa khẩu Móng Cái, đi qua tất cả các cực tăng trưởng,các trung tâm kinh tế của tỉnh.

4. Các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung

Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế Quảng Ninh đã dẫn đến hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất, đáng chú ý là: Khu công nghiệp cái Lân, khu công nghiệp cửa khẩu Móng Cái, khu công nghiệp Việt Hưng. Sự hoạt động của các khu cộng nghiệp, khu chế xuất này có tác động mạnh mẽ và trở thành động lục phát triển kinh tế Quảng Ninh.

CHƯƠNG II. TÌM HIỂU KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẢO CÁT BÀ, TP. HẢI PHÒNG ĐẢO CÁT BÀ, TP. HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w