Ngành du lịch và thương mại.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 29)

4.1. Ngành du lịch.

4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Quảng Ninh.

Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịc:

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, tiêu biểu phải kể đến vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu, Bạc Long Vĩ, khu du lịch yên tử, nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy… và hàng trăm thắng cảnh khác. Trong đó vịnh Hạ Long đã được UNESSCO công nhận là Di sản Thiên nhiên của nhân loại và hiện nay đang được bình chọn là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Những tiềm năng này đã và đang được Quảng Ninh khai thác sử dụng vào nhiều loạihình du lịch hấp dẫn như du lịch tham quan, du lịch biển, sinh thái, mạo hiểm…

b. Tài nguyên du lịch nhân văn:

Quảng Ninh có bề dầy lịch sử văn hóa lâu đời, nhiều công tình kiến trúc cổ, chùa tháp và các lễ hội văn hóa truyền thống. Tiêu biểu như đền Cửa Ông (đền thờ Trần Quốc Tảng), Chùa Yên Tử,…

c. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, phục vụ cho sự phát triển không ngừng của du lịch. Tính đến năm 2006 toàn tỉnh có khoảng 1.000 cơ sở lưu trú với khoảng 13.000 phòng, trong đó có khoảng 80 khách sạn từ 1 – 4 sao, 90 tầu chở khách với 680 phòng từ 3 – 4 sao.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007.

Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh ngày càng đông, trong đó phần lớn số khách đến với vịnh Hạ Long.

Số lượt khách nội địa và khách quốc tế đều tăng, trong đó khách quốc tế tăng nhanh hơn. Cụ thể khách quốc tế tăng 2,13 lần từ 545 nghìn lượt năm 2000 lên 1163 nghìn lượt năm 2006. Cũng trong thời gian này khách nội địa tăng 2,04 lần. Nguyên nhân là do đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch cũng tăng. Khách quốc tế tăng nhanh do chính sách quảng bá cho du lịch có nhiều thay đổi, ngành dịch vụ du lịch có nhiều phương thức thu hút được nhiều lượt khách nước ngoài.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là khách Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, … các nước ASEAN, du khách Châu Âu như Hà Lan, Anh, … với số lượng không nhiều.

Trong chuyến thực địa đoàn đã tham quan một số địa danh du lịch như: Một góc nhỏ của vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu, đền Cửa Ông…

4.1.3. Cơ cấu lãnh thổ ngành du lịch.

a. Các khu du lịch.

Có 3 khu vực chính: Khu du lịch Hạ Long; Khu du lịch Móng Cái – Trà Cổ; Khu du lịch Uông Bí – Đông Triều – Yên Hưng. Trong đó Hạ Long là khu du lịch lớn nhất Quảng Ninh cã trong hiện tại và tương lai.

- Tuyến du lịch nội vùng: Côn Sơn - Kiếp Bạc – Yên Tử - Cửa Ông; Chùa Yên Tử – Bãi Cháy – Trà Cổ – Móng Cai; Bãi Cháy – Đền Cửa Ông – Vịnh Bái Tử Long; Vịnh Hạ Long – Các đảo thuộc huyện Vân Đồn – huyện Cô Tô; ...

- Tuyến du lịch liên vùng: Vịnh Hạ Long – Đảo Cát Bà; Hà Nội – Bắc Ninh – Phả Lại, Đông Triều – thành phố Hạ long –Trà Cổ; Đồ Sơn – Cát Bà – Bãi Cháy – Vịnh Hạ Long; …

- Tuyến quốc tế: Hạ Long – Móng Cái – Trà Cổ – Trung Quốc; Quảng Ninh – Các nước ASEAN và thế giới; …

c. Các điểm du lịch nổi tiếng đoàn đã khảo sát.

Vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới và hiện nay đang được bình chọn để thở thành Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịng Hạ Long bao gồm hơn 1.900 đảo lớn nhỏ, trong đó chủ yếu là đảo đá vôi, tạo nên khung cảnh đẹp hung vỹ giữa một vùng biển xanh biếc. Do thời gian hạn hẹp nên đoàn chỉ tham quan được một góc nhỏ của vịnh, thăm động Sửng Sốt và hang Đầu Gỗ. cã hai địa điểm này đều nằm trên đảo Đầu Gỗ, cách mặt nước biển khoảng 20m. Trong hang động có vô vàn cảnh đẹp huyền ảo do các nhũ đá tự nhiên tào thành.

Đảo du lịch Tuần Châu: Đảo Tuần Châu cách cảng Bãi Cháy 4km về phía tây nam, thuộc vịnh Hạ Long với diện tích khoảng 400ha, hiện nay là khu du lịch lớn nhất miền bắc nước ta. Tại đảo có các hoạt động du lịch đa dạng như: mô tô trượt nước tốc độ cao; ca nô kéo dù, lướt ván; câu cá trên biển Hạ Long; chèo thuyền; khinh khí cầu tham quan vịnh Hạ Long hoặc leo núi, cắm trại... Các dịch vụ: biểu diễn cá heo, sư tử biển, hải cẩu, xiếc thú…

Đền Cửa Ông (Đền thờ Trần Quốc Tảng): Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – con thứ ba của Trần Quốc Tuấn – và nhiều danh tướng khác đời nhà Trần. Đền nằm trên một địa thế đẹp nhìn ra cảng Cửa Ông. Hiện nay đền Cửa Ông đã được Bộ văn hóa thông tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh thuộc vịnh Hạ Long.

Như vậy có thể thấy Quảng Ninh có rất nhiều điều kiện tốt để phát triển một ngành du lcị đa dạng. Tuy nhiên du lịch Quảng Ninh ẫn còn gặp một số khó khăn hạn chế như sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, trình độ lao động và thái độ của nhân lao động du lịch, nhiều địa điểm chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức làm lẵng phí tài nguyên, vấn đề môi trường… Vì vậy Quảng Ninh cần phải có những sách lược phù hợp để khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh du lịch của mình.

4.2. Ngành thương mại.

Thương mại Quảng Ninh bao gồm hoạt động nội thương mà ngoại thương.

4.2.1. Hoạt động nội thương.

Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trao đổi tại các trung tâm thương mai, hệ thống chợ, cử hang trong tỉnh. Hoạt động này khá nhộn nhịp, đặc biệt là tại các trung tâm thương mại ở Tp. Hạ Long, Tp. Móng Cái, thị xã Cẩm Phả, … Tiêu biểu có trung tâm thương mại Tp. Hạ Long, chợ Móng Cái, chợ Địa Chất ở thị xã Cẩm Phả, … Tại các chợ và trung tâm thương mại này, hoạt động trao đổi hang hóa không chỉ bó hẹp trung tỉnh mà còn với các tỉnh khác và với Trung Quốc.

Chợ Địa Chất là chợ trung tâm đồng thời là trung tâm thương mại của thị xã Cẩm Phả. Tại Quảng Ninh, hoạt động thương mại diễn ra sôi động nhất là tại cửa khẩu Móng Cái, tuy nhiên do khó khăn về điều kiện giao thông đoàn không thể khao sát địa điểm này như những năm trước.

4.2.2. Hoạt động ngoại thương.

Bao gồm hoạt đông xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Móng Cái và hệ thống các cảng biển (như cảng quốc tế Cái Lân, cảng Cửa Ông,…), qua đường bộ và hàng không rất hạn chế.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm của ngành công nghiệp than, vật liệu xây dựng, các nông sản, một số sản phẩm hàng tiêu dung,… với bạn hàng chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản.

Các mặt hàng nhập khẩu thì đa dạng hơn bao gồm các loại máy móc thiết bị công nghiệp, hàng điện tử, phụ tùng hang hải, hóa chất,… Các bạn hang lớn là Trung Quốc, một số nước EU, ngoài ra còn có Hàn Quốc, Ôxtraaylia,…

Hoạt động xuất nhập khẩu ở Quảng Ninh không chỉ là hoạt động của tỉnh mà thông qua cửa khẩu Móng Cái và các cảng quốc tế nhiều tỉnh thành miền bắc nước ta cũng thông qua đây để xuất và hang hóa. Quảng Ninh trở thành nơi tiếp nhận hàng nhập về và xuất đi của rất nhiều tỉnh thành miền Bắc nước ta.

Trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 980 triệu USD (bao gồm xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch), nhập khẩu đạt trên 142 triệu USD. Như vậy có thể thấy hoạt động thương mại Quảng Ninh hoạt động rất sôi động và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cã nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w