Ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 27)

3.1. Khái quát chung.

Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản. Có đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá, có cửa khẩu Móng Cái là đầu mối giao thông quan trọng đồng thời là nơi trao đổi hàng hóa lớn đối với Trung Quốc, xa hơn là các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay Quảng Ninh có khoảng 13.000 ha diện tích sử dụng cho nuôi trồng, hơn 43.000 ha rừng ngập mặn. trong các cánh rừng ngập mặn môi trường nước thuận lợi cho nuôi trồng các loại hải sản, đặc biệt là các loài nhuyễn thể.

Quảng Ninh có dân số lớn, có ngành du lịch phát triển. Đây là thị trường tiêu thụ tại chỗ to lớn các sản phẩm của ngành thủy sản.

Đội ngũ lao đông trong ngành thủy sản đông đảo, khoảng 30.000 người.

Cơ sở hạ tang phục vụ ngàng ngày cnàg được hoàn thiên, đổi mới hiện đại hơn, đặc biệt là hệ thống các cảng cá lớn nhỏ như cảng Vân Đồn, cảng cá Cái Rồng, Bến Do…

Đội tầu đông đảo với khoảng trên 7.000 tầu lớn nhỏ, khai thác gần bờ là chủ yếu. Khai thác xa bờ 257 tầu với tổng công xuất 100 – 500 cv.

Tất cã những điều kiện trên tạo cho Quảng Ninh nhiều khả năng phát triển ngành thủy sản đa dạng và phong phú về hình thức và sản phẩm.

Bảng 10. Sản lượng khai thác thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 200 – 2007. Đơn vị: Tấn 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng 25.509 45.771 55.924 54.864 54.808 61.387 Sản lượng nuôi trồng 4.192 15.196 20.666 19.165 19.305 23.556 Sản lượng khai thác 21.316 30.575 35.258 35.700 35.503 37.831

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007.

Có thể thấy cã nuôi trồng và khai thác đề có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tổng sản lượng tăng hơn 2 lần, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng gần 6 lần, từ 4.192 tấn năm 2000 (16,43% sản lượng thủy sản toàn tỉnh) tăng lên 23.556 tấn năm 2007 (38,37%), sản lượng khai thác tăng gần 2 lần. Nguyên nhân là do ngành nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều kiện phát triển ổn định không chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên như đánh bắt, người dân chủ động hơn trong sản xuất. Sự phát triển của ngành nuôi trồng được thể hiện sinh động qua các số liệu sau: Diện tích nuôi trồng là 17.300 ha, trong đó có 11.300 ha nuôi tôm, hơn 2000ha nuôi cá nước ngọt, 1300 ha nuôi nhuyễn thể, 2700 ha nuôi các thủy sản khác. Có 5.278 lồng cá biển …Toàn tỉnh có 11 công ty, đơn vị nuôi trai cấy ngọc trên vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Hiện nay khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung các khu vực: Quanh đảo Cô Tô, Ba Mùn: nuôi ngọc trai, bào ngư. Vân Đồn, Móng Cái nuôi hải sâm. Các bãi ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên, nuôi nhiều hải sản như tôm cua, rong biển, …

Ngược lại sản lượng đánh bắt giảm là do sự suy giảm của nguồn lợi hải sản gần bờ, các loại hải sản có giá trị kinh tế cao khó khai thác, hơn nữa chịu ảnh hưởng chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.

3.3. Chế biến thủy sản.

Lượng hải sản được khai thác hàng năm ở Quảng Ninh rất lớn, tuy nhiên số hải sản được tiêu thụ tươi sống rấ lớn, phần được chế biến rất ít và chủ yếu dung để sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống, trong đó cơ sở làm nước mắm Cái Rồng tại đảo Vân Đồn là điển hình nhất.

Tại đây đã sản xuất ra nước mắm có chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho nước mắm ở Quảng Ninh. Nước mắm ở đây được sản xuất hoàn toàn theo

phương pháp truyền thống, sử dụng ánh sáng mặt trời để phơi và rút nước mắm do đó thu được nước mắm với chất lượng thơm ngon, những năng xuất không cao.

Trong đợt thực do ảnh hưởng của cơn bão số 9 nên đoàn đã không thể khảo sát cơ sở này, cũng chính vì vậy mà bài báo cáo này khônh thể khai thác sâu hơn về cơ sở này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh – Hải Phòng đại học sư phạm hà nội (Trang 27)