Kiến nghị:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập xã hội học tại HUYỆN QUẢNG XƯƠNG (Trang 46)

Trong quá trình thực tập tại cơ sở được sự giới thiệu về công việc và các mảng công việc mà LĐLĐ huyện Quảng Xương đang thực hiện thì tôi đã lựa chọn cho mình chủ đề thực tập đó là : “Các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân”.

Chính vì vậy, với chủ đề tôi đảm nhiệm tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với cơ sở thực tập về chủ đề thực tập:

+ Thứ nhất: Nên tích cực nhắc nhở tới CĐCS chú trọng trong việc tổ chức các hoạt động thể hiện vai trò chăm lo và bảo vệ lợi ích của người lao động.

+ Thứ hai: Tích cực trong công tác rà soát và thẩm định đối tượng được hỗ trợ. + Thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có phẩm chất đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn, có trách nhiệm và tận tụy với công việc.

Để thực hiện tốt vai trò của công đoàn nhằm và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đáp ứng những yêu cầu hiện nay, cụ thể là:

Có sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là các văn bản mới, các nghị định mới đối với người lao động và cần phải có khả năng phối hợp với các ngành, các cấp các đoàn thể xã hội, CĐCS trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách do Nhà nước quy định.

Tăng cường tập huấn đào tạo cán bộ Công đoàn làm công tác chính sách, công tác xã hội một cách mới đạt được những kết quả thiết thực.

Ngay bản thân đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn cũng cần phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc thực hiện các hoạt động vì người lao động của Công đoàn.

* Đối với bộ môn:

+ Thứ nhất về phần kiến thức:

Ngoài những kiến thức mà chương trình đào tạo của ngành học đã đào tạo thì trong quá trình giảng dạy, bộ môn cùng giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần liên quan tới chuyên ngành nên tích cực bổ sung thêm những kiến thức thực tế ngoài xã hội vào trong các tiết giảng bài. Nhằm mục đích giúp sinh viên liên tưởng, hình dung ra được thực tế công việc của mình sau này.

+ Thứ hai về thái độ:

Đề nghị nhà trường, bộ môn, giảng viên nên đề cao thái độ làm việc trong công tác giảng dạy. Có thể xen kẻ các tiết giảng bài 5 phút để nói thêm về thái độ làm việc như thế nào cho sinh viên nắm vững và học tập.

+ Thứ ba về kỹ năng:

Tích cực đưa những kỹ năng mềm vào trong quá trình giảng dạy cho sinh viên, đây là một hoạt động có thể rất bổ ích cho sinh viên chuyên ngành xã hội học.

Đồng thời bộ môn nên xây dựng lại môn chính sách xã hội học thật chi tiết và cụ thể hơn, đưa những chính sách đang hiện hành và thiết thực trong công việc vào hướng dẫn cho sinh viên.

Đưa thêm một số môn chuyên ngành mang nhiều kiến thức phù hợp với công việc trong cơ quan nhà nước vào chương trình đào tạo.

Nâng cao kiến thức xã hội cho sinh viên để ứng dụng trong quá trình làm việc, giúp sinh viên khỏi bở ngỡ.

Thêm phần học kỹ năng chuyên ngành xã hội học vào chương trình giảm một số môn chuyên ngành công tác xã hội không có ứng dụng cao trong công việc.

Đối với quy trình thực tập mà bộ môn đưa ra tương đối là rõ ràng, khoa học thống nhất với kế hoạch mà nhà trường đưa ra nhưng bộ môn cần nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch thực tập riêng cho sinh viên của bộ môn, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Bộ môn nên tổ chức những buổi gặp gỡ, thảo luận chung giữa sinh viên và giảng viên để sinh viên được xin ý kiến, chia sẻ với giảng viên và bạn bè trong trong thời gian thực tập.

* Ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.

* Đối với quy trình gửi sinh viên đi thực tập tại các cơ sở:

Trong quá trình đào tạo sinh viên đại học, khi chuẩn bị kết thúc chương trình đào tạo thì có một yêu cầu là gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở, ban ngành thuộc lĩnh vực của ngành học. Và trường đại học Hồng Đức tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện theo quy định chung. Bộ môn xã hội học cũng đã trực tiếp gửi sinh viên đi thực tập. Để đạt được kết quả cao và qúa trình thực tập của sinh viên có hiệu quả thiết thực, khoa cùng bộ môn xã hội học đã xây dựng một quy trình gửi sinh viên đi thực tập tại cơ sở.

Để chuẩn bị cho quá trình đi thực tập tôi được phát cho một quy trình sinh viên thực tập tốt nghiệp. Quy trình đó bao gồm 10 mục và một danh mục các biểu mẫu sử dụng trong quy trình.

Qua các mục trong biểu mẫu mà bộ môn xã hội học cấp tôi đã nhận biết được những việc cần làm và cách thức làm cũng như nhũng yêu cầu cụ thể. Chính nhờ quy trình này mà tôi không bị rối hay không bị vướng mắc nhiều trong quá trình chuẩn bị và thực tập tại cơ sở.

Tuy nhiên, thì quy trình này còn một số mục về nội dung và ví dụ chưa gắn với môn Xã Hội Học , mà còn sử dụng mẫu của ngành địa lí.

* Bài học kinh nghiệm sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.

Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp tại LĐLĐ huyện Quảng Xương, tôi đã nhận được rất nhiều những kiến thức bổ ích cho công việc cũng như đối với cuộc sống trong tương lai.

+ Thứ nhất, là một nhân viên xã hội, tôi đã thực tập là việc trực tiếp với người Lao

chân thành cởi mở với người Lao động. Đồng thời cũng có những thái độ nghiêm túc trong công việc.

Bởi LĐLĐ huyện Quảng Xương là nơi làm việc thiên về các hoạt động nên tôi được tham gia và học tập rèn luyện rất nhiều và thái độ và kỹ năng..

+ Thứ hai về kinh nghiệm làm việc:

Với hành trang là những kiến thức trên lý thuyết mà tôi học được từ nhà trường, khi áp dụng vào thực tế tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác xã hội thực tế.

Đó là kinh nghiệm giải quyết các vấn đề, truyền thông, phỏng vấn, quan sát, thẩm định, rà soát số liệu hay kinh nghiệm khi soạn thảo một văn bản theo chủ đề…

Đó là tất cả những gì mà tôi học được trên thực tế. Và một điều đặc biệt là biết vận dụng những lý thuyết vào thực tế công việc một cách thuần thục nhất.

Đồng thời, tôi cũng đã có được những kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề tại thực tế, để sau này ra trường dù công tác tại cơ quan nào, lĩnh vực nào thì tôi cũng có đủ tự tin để thực hiện công việc của mình.

* Nguyện vọng của bản thân:

Kết thúc quá trình thực tập tại cơ sở, mặc dù đã rất cố gắng và nổ lực trong quá trình thực tập, cũng như trong việc viết báo cáo nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, những thiếu sót.

Vậy nên tôi mong muốn rằng đối với cơ sở thực tập, hãy góp ý chân thành về những mặt đã làm được và chưa làm được của tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Đồng thời có những ý kiến cho bài báo cáo của tôi hoàn thiện hơn.

Về phía Khoa, và bộ môn tôi mong muốn rằng có những sự đóng góp chân thành nhất để cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện.

Trong thời gian thực tập tại LĐLĐ huyện Quảng Xương tôi được rèn luyện kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đã được học trong trường không những thế tôi còn học hỏi được rất nhiều kiến thức, kỹ năng trong công việc trong cuộc sống, nó giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều.

Đặc biệt, tôi có thể tự tin hơn sau khi ra trường, đi làm không những với tinh thần trách nhiệm, vì mưu sinh, vì gia đình mà còn vì tôi có thể góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Một mong muốn lớn nhất của tôi sau khi kết thúc thực tập là có thể được làm việc như đúng chuyên ngành mình đã học.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan đã hết sức tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập, cảm ơn cán bộ hướng dẫn Chủ tich LĐLĐ huyện Quảng Xương : Đỗ Đình Cường và Phó chủ tich LĐLĐ huyện Quảng Xương Trần bá Trường và các chị trong LĐLĐ huyện đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong mọi nhiệm vụ của quá trình thực tập.

Cảm ơn bộ môn Xã hội học đã dạy tôi trong suốt thời gian qua và đã cho tôi những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành để sinh viên chúng tôi có thể cọ sát với thực tế, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Cô Đoàn Thị Hà đã luôn giúp tôi tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc trong công việc được giao để tôi hoàn thành đợt thực tập một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập xã hội học tại HUYỆN QUẢNG XƯƠNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w