Bên cạnh những mặt đạt được của chương trình đào tạo ngành Xã hội học vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổ mới hiện nay, cũng như để đáp ứng được nhu cầu với hoạt động thực tế ở các cơ sở thì tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm đồng góp cho việc xây dựng các giải pháp nhằm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo ở ngành Xã hội học như sau:
- Tăng cường trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Xã hội học như: kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học… để sinh viên có thể có nhiều cơ hội tìm việc hơn ở các lĩnh vực trong cuộc sống. Ngành Xã hội học cũng là ngành đặc thù, làm việc với nhiều loại đối tượng nên việc trang bị các kỹ năng là rất cần thiết. Chính vì vậy cần phải mở các lớp đào tạo các kỹ năng mềm như: giao tiếp, tham vấn,…Tăng cường lượng kiến thức chuyên sâu của ngành.
- Tăng cường đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao như thạc sĩ, tiến sĩ,.. để công tác giảng dạy cóa hiệu quả, sinh viên lĩnh hội được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn. Có thể tăng cường bằng nhiều cách: cho giảng viên đi học cao hơn, khuyến khích các giảng viên có chuyên môn cao về công tác, mời giảng viên…
- Chương trình đào tạo phải phù hợp với thực tế, luôn đổi mới cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho khoa học và có hiệu quả. Thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động thực tế để giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tế, đặc biệt là với các môn xã hội học, vì phần lớn các đợt đi thực tế là dành cho môn công tác xã hội.
- Tăng cường vật chất, trang thiết bị dạy và học để sinh viên có thể học tập một cách tốt nhất và đạt chất lượng cao.
-Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, trình độ chuyên môn vững, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả.
Để có thể đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo tốt nhất thì không chỉ có sự nỗ lực phấn đấu của các giảng viên mà bên cạnh đó cần có sự nỗ lực từ phía người học là các sinh viên, và các cơ quan liên quan thì việc đào tạo các ngành học ở trường mới có thể vững mạnh và đáp ứng tốt nhu cầu thực tế hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận:
Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa nói chung và Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương là nơi thực hiện nhiều chương trình chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động. Đây là một đơn vị tổ chức rất phù hợp cho sinh viên ngành xã hội học thực tập và sau này ra trường công tác để vững vàng trong quá trình làm việc.
Khi tiến hành về thực tập tại Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương thì khối lượng công việc tại phòng là khá nhiều, đây là nơi thực hiện những chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động về việc bảo vệ, chăm sóc và nhằm hướng đến những lợi ích chính đáng cho NLĐ của cả huyện, với những sứ mệnh lớn lao đó luôn có những chương trình tiếp xúc trực tiếp với NLĐ và thay họ nói lên những tiếng nói hợp pháp, chính vì vậy nên đây sẽ là một đơn vị rất tốt và phù hợp với sinh viên ngành xã hội học để có thể trong quá trình thực tập ở đây sinh viên có thể nắm bắt được những thực tế rất đáng quan tâm về sự phát triển của giai cấp công nhân và những thực tế của NLĐ trong huyện.
Thực hiện chương trình nhà ở Maí ấm công đoàn số 1848/ CT – TLĐ ngày 06/ 11/ 2011, hưởng ứng tháng hành động vì công nhân và thực hiện An sinh cho người Lao động, LĐLĐ huyện Quảng Xương đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình nhà ở ‘ Mái ấm công đoàn” để giúp những đoàn viên, CNVC LĐ đang công tác tại các cấp công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện quản lý, có thời gian đóng bảo hiểm từ 15 năm trở lên, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm, nhà tranh vách đất bị dột nát, hư hỏng nặng, những đoàn viên, CNVC- LĐ bị thiên tai, hỏa hoạn, bị thiệt hại nặng nề về nhà cửa.
Trong thời gian về thực tập tại phòng Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương tôi đã được tham gia vào hoạt động này của công đoàn với các nhiệm vụ như: Rà soát hồ sơ
Hay tôi được cùng tham gia chuẩn bị cho buổi lễ phát động tháng công nhân, Tuyên truyền pháp luật cho CNVC- LĐ tại nhà máy SOTO, Tham gia hướng dẫn và phát tài liệu cho buổi khám sức khỏe định kỳ tại công ty Hiệp Hưng. Các hoạt động đó đã giúp tôi mạnh dạn hơn và đặc biệt là học hỏi thêm được nhiều kỹ năng về tuyên truyền, về tổ chức… những điều mà chỉ có trực tiếp làm và trải nghiệm với coogn việc mới có được.
Bên cạnh đó tôi cũng được giao một số nhiệm vụ khác như: Soạn thảo các văn bản; photo tài liệu; và một số công việc khác như đóng dấu, ghi sổ công văn đi...
Trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ trên tôi đã có được những thuận lợi và gặp phải những khó khăn như sau:
- Những thuận lợi cơ bản:
- Đường xá đi lại thuận tiện.
- Cán bộ trong LĐLĐ huyện luôn nêu cao trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần phát triển kinh tế của Huyện nói riêng và của toàn Tỉnh nói chung. Đặc biệt trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chăm lo bảo vệ lợi ích của người lao động( lao động việc làm, tiền lương, tiền công các chính sách với người lao động…).
Điều đó được thể hiện qua những thành tựu xuất sắc mà LĐLĐ huyện Quảng Xương đã đạt được.
- Khi đến thực tập tại LĐLĐ huyện tôi đã được sự tiếp nhận, giúp đỡ chỉ bảo nhiệt của các cán bộ trong LĐLĐ.
Các cán bộ trong LĐ đã đọc và quán triệt sẽ bám sát đề cương của nhà trường trên cơ sở đó sẽ giao nhiệm vụ và tạo điều kiện, hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành đợt thực tập một cách tốt nhất và điều quan trọng là được tham gia làm việc và học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc thực tế. Điều đó, đòi hỏi tôi phải tích cực tham gia và làm việc thật sự.
- Mặt khác, trong phòng có cán bộ chuyên môn là Chị Thuận, đã tốt nghiệp ngành Xã hội học, nên điều đó có thể giúp tôi trong quá trình liên hệ kiến thức chuyên ngành để làm việc cũng như là những vướng mắc về kỹ năng khi tôi thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành bài báo cáo thực tập.
Do đang là sinh viên, chưa được tham gia thực hành và chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nên việc thực tập của tôi tại LĐLĐ huyện sẽ không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ và thiếu xót như: vấn đề xử lý tình huống đang còn khá lúng túng hay vấn đề sử dụng những phần mềm máy vi tính để xử lý công việc.
Nhưng với những khó khăn đó tôi đã nhanh chóng khắc phục được bởi nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn cùng với đó là sự chỉ bảo, giúp đỡ của cán bộ chuyên trách và nhân viên các nhân viên trong LĐLĐ huyện tôi đã thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất và hoàn thành nhiệm được giao. Trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức thực tế về công việc , rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân, hiểu thêm về các hoạt động của LĐLĐ huyện mình như thế nào.
Với khối lượng công việc khá nhiều đòi hỏi tôi với tư cách là một sinh viên thực tập tôi phải biết linh hoạt trong công việc, cũng như trong cách xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc. Đặc biệt phải biết khiêm tốn, chịu khó, ham học hỏi.
Đồng thời những kiến thức đã học được từ nhà trường thì trong quá trình thực tập tại cơ sở tôi đã học được rất nhiều những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống và công việc sau này của một cán bộ xã hội tương lai.
2. Kiến nghị:
Trong quá trình thực tập tại cơ sở được sự giới thiệu về công việc và các mảng công việc mà LĐLĐ huyện Quảng Xương đang thực hiện thì tôi đã lựa chọn cho mình chủ đề thực tập đó là : “Các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân”.
Chính vì vậy, với chủ đề tôi đảm nhiệm tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với cơ sở thực tập về chủ đề thực tập:
+ Thứ nhất: Nên tích cực nhắc nhở tới CĐCS chú trọng trong việc tổ chức các hoạt động thể hiện vai trò chăm lo và bảo vệ lợi ích của người lao động.
+ Thứ hai: Tích cực trong công tác rà soát và thẩm định đối tượng được hỗ trợ. + Thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có phẩm chất đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn, có trách nhiệm và tận tụy với công việc.
Để thực hiện tốt vai trò của công đoàn nhằm và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn phải có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đáp ứng những yêu cầu hiện nay, cụ thể là:
Có sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là các văn bản mới, các nghị định mới đối với người lao động và cần phải có khả năng phối hợp với các ngành, các cấp các đoàn thể xã hội, CĐCS trong việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách do Nhà nước quy định.
Tăng cường tập huấn đào tạo cán bộ Công đoàn làm công tác chính sách, công tác xã hội một cách mới đạt được những kết quả thiết thực.
Ngay bản thân đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn cũng cần phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc thực hiện các hoạt động vì người lao động của Công đoàn.
* Đối với bộ môn:
+ Thứ nhất về phần kiến thức:
Ngoài những kiến thức mà chương trình đào tạo của ngành học đã đào tạo thì trong quá trình giảng dạy, bộ môn cùng giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần liên quan tới chuyên ngành nên tích cực bổ sung thêm những kiến thức thực tế ngoài xã hội vào trong các tiết giảng bài. Nhằm mục đích giúp sinh viên liên tưởng, hình dung ra được thực tế công việc của mình sau này.
+ Thứ hai về thái độ:
Đề nghị nhà trường, bộ môn, giảng viên nên đề cao thái độ làm việc trong công tác giảng dạy. Có thể xen kẻ các tiết giảng bài 5 phút để nói thêm về thái độ làm việc như thế nào cho sinh viên nắm vững và học tập.
+ Thứ ba về kỹ năng:
Tích cực đưa những kỹ năng mềm vào trong quá trình giảng dạy cho sinh viên, đây là một hoạt động có thể rất bổ ích cho sinh viên chuyên ngành xã hội học.
Đồng thời bộ môn nên xây dựng lại môn chính sách xã hội học thật chi tiết và cụ thể hơn, đưa những chính sách đang hiện hành và thiết thực trong công việc vào hướng dẫn cho sinh viên.
Đưa thêm một số môn chuyên ngành mang nhiều kiến thức phù hợp với công việc trong cơ quan nhà nước vào chương trình đào tạo.
Nâng cao kiến thức xã hội cho sinh viên để ứng dụng trong quá trình làm việc, giúp sinh viên khỏi bở ngỡ.
Thêm phần học kỹ năng chuyên ngành xã hội học vào chương trình giảm một số môn chuyên ngành công tác xã hội không có ứng dụng cao trong công việc.
Đối với quy trình thực tập mà bộ môn đưa ra tương đối là rõ ràng, khoa học thống nhất với kế hoạch mà nhà trường đưa ra nhưng bộ môn cần nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch thực tập riêng cho sinh viên của bộ môn, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Bộ môn nên tổ chức những buổi gặp gỡ, thảo luận chung giữa sinh viên và giảng viên để sinh viên được xin ý kiến, chia sẻ với giảng viên và bạn bè trong trong thời gian thực tập.
* Ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
* Đối với quy trình gửi sinh viên đi thực tập tại các cơ sở:
Trong quá trình đào tạo sinh viên đại học, khi chuẩn bị kết thúc chương trình đào tạo thì có một yêu cầu là gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở, ban ngành thuộc lĩnh vực của ngành học. Và trường đại học Hồng Đức tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện theo quy định chung. Bộ môn xã hội học cũng đã trực tiếp gửi sinh viên đi thực tập. Để đạt được kết quả cao và qúa trình thực tập của sinh viên có hiệu quả thiết thực, khoa cùng bộ môn xã hội học đã xây dựng một quy trình gửi sinh viên đi thực tập tại cơ sở.
Để chuẩn bị cho quá trình đi thực tập tôi được phát cho một quy trình sinh viên thực tập tốt nghiệp. Quy trình đó bao gồm 10 mục và một danh mục các biểu mẫu sử dụng trong quy trình.
Qua các mục trong biểu mẫu mà bộ môn xã hội học cấp tôi đã nhận biết được những việc cần làm và cách thức làm cũng như nhũng yêu cầu cụ thể. Chính nhờ quy trình này mà tôi không bị rối hay không bị vướng mắc nhiều trong quá trình chuẩn bị và thực tập tại cơ sở.
Tuy nhiên, thì quy trình này còn một số mục về nội dung và ví dụ chưa gắn với môn Xã Hội Học , mà còn sử dụng mẫu của ngành địa lí.
* Bài học kinh nghiệm sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp tại LĐLĐ huyện Quảng Xương, tôi đã nhận được rất nhiều những kiến thức bổ ích cho công việc cũng như đối với cuộc sống trong tương lai.
+ Thứ nhất, là một nhân viên xã hội, tôi đã thực tập là việc trực tiếp với người Lao
chân thành cởi mở với người Lao động. Đồng thời cũng có những thái độ nghiêm túc trong công việc.
Bởi LĐLĐ huyện Quảng Xương là nơi làm việc thiên về các hoạt động nên tôi được tham gia và học tập rèn luyện rất nhiều và thái độ và kỹ năng..
+ Thứ hai về kinh nghiệm làm việc:
Với hành trang là những kiến thức trên lý thuyết mà tôi học được từ nhà trường, khi áp dụng vào thực tế tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác xã hội thực tế.
Đó là kinh nghiệm giải quyết các vấn đề, truyền thông, phỏng vấn, quan sát, thẩm định, rà soát số liệu hay kinh nghiệm khi soạn thảo một văn bản theo chủ đề…
Đó là tất cả những gì mà tôi học được trên thực tế. Và một điều đặc biệt là biết vận dụng những lý thuyết vào thực tế công việc một cách thuần thục nhất.
Đồng thời, tôi cũng đã có được những kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề tại thực tế, để sau này ra trường dù công tác tại cơ quan nào, lĩnh vực nào thì tôi cũng có đủ tự tin để thực hiện công việc của mình.
* Nguyện vọng của bản thân:
Kết thúc quá trình thực tập tại cơ sở, mặc dù đã rất cố gắng và nổ lực trong quá trình thực tập, cũng như trong việc viết báo cáo nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, những thiếu sót.
Vậy nên tôi mong muốn rằng đối với cơ sở thực tập, hãy góp ý chân thành về những mặt đã làm được và chưa làm được của tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Đồng