Tẩm Parafin:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản cố ĐỊNH DỊCH HOÀN CHUỘT ĐỒNG (Trang 34)

- Độ bắt màu phẩm nhuộm không đồng nhất giữa các tiêu bản do tiêu bản hiển vi dịch hoàn chuột đồng được thực hiện trên nhiều đối tượng chuột có độ tuổi khác nhau

2.2.3. Tẩm Parafin:

Parafin sử dụng là Parafin nguyên chất được cho vào tủ sấy trước để Parafin nóng chảy. Parafin được chọn lựa trước về độ cứng (tức nhiệt độ nóng chảy).

Độ cứng của khối Parafin phải được lựa chọn thích hợp vì nó có tính chất quyết định trong khâu cắt lát:

- Nếu Parafin quá cứng thì khó cắt, mẫu bị răng cưa, mẫu bị trầy xước.

- Nếu Parafin quá mềm thì khó cắt, các lát cắt bị đùn lại, lát cắt bị nhăn nhúm không tạo thành băng khi cắt.

- Độ cứng vừa phải của Parafin cộng với độ dày lát cắt thích hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt mẫu cũng như việc tạo ra một tiêu bản tốt.

Bên cạnh đó thời gian tẩm Parafin cũng là yếu tố quyết định trong việc cắt mẫu: Luận văn tốt nghiệp 34

- Nếu tẩm Parafin quá lâu thì khi cắt mẫu sẽ bị giòn, dễ rách và bong ra khỏi lát Parafin.

- Nếu tẩm Parafin quá nhanh thì Parafin không kịp len lõi vào bên trong từng tế bào làm mẫu dễ bị biến dạng sẽ cho tiêu bản có kết quả xấu.

Để tẩm parafin tốt chúng tôi đã thực hiện các nghiệm thức sau:

Thời gian tẩm parafin Kết quả

18 giờ Mẫu chưa ngấm đều parafin, khó cắt được mẫu

24 giờ Vẫn còn một số vùng trong mẫu chưa ngấm đều parafin, khi cắt thì lát cắt bị lủng một vài lỗ

36 giờ Lát cắt tốt còn nguyên vẹn

Kết quả: Cuối cùng qua thời gian thử nghiệm chúng tôi chọn thời gian tẩm Parafin nguyên chất là 36 giờ ở nhiệt độ nóng chảy 600c

2.2.4. Đúc khuôn:

Parafin đúc khuôn cũng phải là Parafin nguyên chất và được chuẩn bị trước ở dạng nóng chảy. Nếu Parafin xấu thì sau khi đúc khuôn và trữ trong tủ lạnh thì mẫu sẽ bị vỡ ra, khuôn không cắt lát được.

Khi cho Parafin vào khuôn phải rót nhẹ nhàng nếu không thì khuôn sẽ bị bọt khí, Parafin không dính chặt vào mẫu hoặc khó gọt khối mẫu

Việc đúc khuôn được tiến hành gần nguồn nóng nhằm đảm bảo Parafin luôn ở trạng thái nóng chảy, tránh trường hợp mẫu và khuôn tách rời nhau ra.

Khi gắp mẫu tẩm ra khỏi lọ Parafin phải đặt ngay vào khuôn có sẵn Parafin nóng chảy để tránh tình trạng mẫu bị đóng một lớp Parafin bên ngoài làm khuôn và mẫu không liên kết chặt chẽ với nhau.

Điều chỉnh vị trí của mẫu cho ngay ngắn bằng kim mũi giáo đã được hơ nóng. Để yên khuôn khoảng 24 giờ rồi trữ trong tủ lạnh để bảo quản.

2.2.5 Cắt mẫu:

Thời gian cắt mẫu thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm (6h-8h) hoặc lúc trời tối (20-21h). Máy cắt để gần nguồn lạnh để tránh trường hợp mẫu bị nhăn, đùn lại, không Luận văn tốt nghiệp 35

dính thành băng. Lưỡi dao cắt mẫu phải sắc, nếu không mẫu sẽ bị trầy, cuốn lại hay rời ra thành từng mảnh.

Nếu cắt quá dày, tiêu bản sẽ gồm nhiều lớp tế bào, khi đó khó phân biệt được cấu trúc mô học. Nếu cắt quá mỏng thì mẫu sẽ bị nhăn nhúm, cuốn lại, khi tải mẫu không thể làm cho lát cắt thẳng ra hoặc bị rạn nứt khi sử lý ở các giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC HIỆN TIÊU bản cố ĐỊNH DỊCH HOÀN CHUỘT ĐỒNG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w