sinh tinh để cung cấp chất dinh dưỡng, cũng như thu hồi các sản phẩm thải trong quá trình sản sinh tinh trùng
Luận văn tốt nghiệp 48
Hình 25:Ảnh chụp ống sinh tinh vùng ngoại vi và vùng giữa của lát cắt (phóng đại 400 lần)
Mạch máu Mạch máu
Hình 26:Ảnh chụp mạch máu xung quanh tinh hoàn
Hình 27:Ảnh chụp mạch máu nằm giữa các ống sinh tinh (phóng đại 400 lần) Tế bào
Leydig Mào tinh
Tinh hoàn
PHẦN V: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Qua thử nghiệm bằng phương pháp giải phẩu và nhuộm kép bằng Hematoxylin và Eosin, quy trình thực hiện “Tiêu bản cố định tinh hoàn chuột đồng” được xác định và kết quả thực hiện được:
+ 02 mẫu ngâm đại thể có thể dùng để xác định vị trí, hình dạng, của tinh hoàn chuột đồng.
+ 200 tiêu bản trong đó chọn ra được 100 tiêu bản đạt yêu cầu nhất về nội dung lẫn hình thức.
Tiêu bản đáp ứng yêu cầu quan sát cấu trúc mô học, nhận rõ được các vùng trong tinh hoàn, các tế bào tạo tinh, tế bào Sertoli, tế bào Leydig
2. ĐỀ NGHỊ:
Do kinh phí hổ trợ đề tài và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện đối với mẫu chuột được chọn ngẫu nhiên, chúng tôi có vài đề nghị như sau nếu đề tài được tiếp tục nghiên cứu:
- Nên chủ động nuôi chuột trong phòng thí nghiệm để lấy mẫu dịch hoàn ở cùng một độ tuổi, điều này giúp cho các tiêu bản có độ bắt màu phẩm nhuộm đồng đều - Thực hiện tiêu bản dịch hoàn trên nhiều độ tuổi khác nhau để xác đinh thời gian
phát dục
- Để có tính thuyết phục hơn, các số liệu tế bào ở ống sinh tinh ở vùng giữa và vùng ngoại vi của lát cắt cần đếm trên nhiều lát cắt khác nhau và được xử lý thông kê - Thực hiện tiêu bản hiển vi tinh hoàn chuột đồng ở hai vị trí khác nhau: tinh hoàn nằm trong xoang bụng và tinh hoàn nằm trong bìu lộ ra bên ngoài để tìm hiểu số lượng tế bào sinh tinh ở hai đối tượng này có khác nhau không