- HS chuyển thành đội hình vòng tròn và hát. - Nhận xét tiết học. Về nhà tập luyện thêm.
Thứ năm, ngày 22 tháng 11 năm 2007
Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh tiếp tục thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 9 que tính, 9 quả cam, 9 con thỏ - Bộ thực hành Toán, vở BT Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 8
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi
9
* 8 + 1.
Yêu cầu HS lấy 8 que tính, rồi lấy thêm 1 que tính.
+ HS trả lời: 8 que tính thêm 1 que tính được 9 que tính. Yêu cầu HS rút ra: 8 thêm 1 bằng mấy? (9)
Hỏi: 8 cộng 1 bằng mấy? HS ghép vào bảng cài phép tính: 8 +1=9
- GV yêu cầu HS đọc: tám cộng một bằng chín. - HS đọc: (cá nhân, nhóm, lớp)
- Ngược lại: 1 + 8 =?
- GV hỏi tại sao? HS nêu nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép tính cộng kết quả không thay đổi.
- Nếu HS không nêu được GV tiến hành tương tự trên que tính với HS yếu. * 7 + 2 (Cách tiến hành tương tự)
- GV gắn 7 con thỏ, sau đó gắn 2 con thỏ mữa. Yêu cầu học sinh nêu bài toán trực quan.
+ HS nêu trả lời: 7con thỏ thêm 2 con thỏ được 9 con thỏ.
Hỏi: Thực hiện phép tính gì? Hãy gắn phép tính vào bảng cài?
- HS nêu và ghép phép tính: 7 + 2 = 9. - Đọc: “Bảy cộng hai bằng chín”
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV yêu cầu HS nhận xét 2 + 7 =?. HS nêu: 2 + 7 = 9.
- Với các phép tính cộng còn lại GV cho HS thực hành trên trực quan rồi nêu ra.
6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9; 5 + 4 = 9; 4 + 5 = 9.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng cộng (GV xoá dần kết quả để HS tự ghi nhớ).
- GV gọi 4 đến 5 HS đọc thuộc bảng cộng ngay trước lớp.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Củng cố phép tính cộng trong phạm vi 9 - Học sinh làm bài 1 vào vở bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ HS cách nhẩm và viết số thẳng cột. - GV cùng HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2: Tính
- GV cho HS nhẩm tính rồi ghi kết quả, sau đó HS nối tiếp lên điền. Bài 3: Tính
- GV cho HS đọc lại các phép tính, GV cho HS tự nêu cách làm và làm bài. - GV nhận xét, đánh giá (lưu ý: Kết quả các phép tính trong mỗi cột đều bằng nhau).
Bài 4: Nối (theo mẫu)
- HS lên bảng nối vào bảng phụ.
- GV lưu ý HS tính kết quả trước khi nối. Bài 5: Viết phép tính phù hợp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong vở bài tập và nêu bài toán với tình huống đã cho, rồi đưa ra phép tính phù hợp.
- HS đứng tại chỗ nêu từng tình huống phù hợp với phép tính. GV khuyến khích HS nêu được nhiều tình huống phù hợp với tranh.
- GV nhận xét tuyên dương khen HS nêu được nhiều tình huống và phép tính đúng với tình huống đã nêu.
3. Củng cố dặn dò:
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 9 - Làm các bài tập trong SGK vào vở ô li.
Học vần Vần inh - ênh
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh. - Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 58 trang 119
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy
tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 58 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 57
- Cả lớp viết từ: hiền lành
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới inh - ênh - GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần inh
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vầninh trên bảng cài
+ HS thực hành ghép vần inh
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại i- nhờ - inh/ inh
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng tính từ máy vi tính và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại inh – tính – máy vi tính.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần inh vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng tính, từ máy vi tính
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa t và inh đồng thời dấu thanh sắc đặt đúng trên đầu chữ i viết đúng khoảng cách giữa các chữ.