- GV nhận xét tinh thần học tập của lớp. - GV dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Toán
PH ÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán. - Vớ bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8 - Cả lớp làm vào bảng con 5 + 3 =
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a. GV hướng dẫn HS phép trừ 8 – 1 = ; 8 – 7 =
- GV hướng dẫn HS lấy que tính và thao tác trên que tính.
- Gv cho HS quan sát hình vẽ SGK để nhận ra 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao.Ngược lại cho HS thấy 8 bớt 7 còn 1.
- Từ trực quan GV hướng dẫn HS rút ra phép tính trừ 8 – 1 = 7 ; 8 – 7 = 1 - GV cho HS đọc lại phép tính.
b. Tương tự với các phép tính 8 – 2 = 6 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 5 = 3 8 – 4 = 4
- GV cho HS thao tác tương tự với cách tiến hành phép tính 8 – 1 - HS thảo luận rút ra công thức.
- GV nhận xét, đánh giá. c. HS học thuộc lòng bảng trừ
- GV cho HS đọc đồng thanh (GV xoá dần các công thức) - HS đọc theo nhóm, lớp
- GV cho HS thi đố về việc học thuộc bảng trừ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành làm tính trừ trong phạm vi 8
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV lưu ý HS viết thẳng cột. HS làm vào vở bài tập toán. Bài 2: Tính
- GV cho HS nêu miệng kết quả phép tính. GV yêu cầu HS nhận xét và rút ra mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Tính
- GV cho HS nhận xét các phép tính, rồi rút ra các phép tính trong cùng một cột có liên quan đến nhau.
Ví dụ: 8 – 3 = 5 8 – 1 – 2 = 5 8 – 2 – 1 = 5
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS tự quan sát tranh vẽ vở bài tập toán, nêu bài toán, viết phép tính phù hợp.
- GV gọi một số HS nêu phép tính rồi nêu tình huống. GV nhận xét đánh giá.
Bài 5: HS nêu yêu cầu
- GV cho HS khá giỏi tự làm bài rồi chữa bài. - HS có thể viết phép tính 8 – 2 = 6 hoặc 8 – 6 = 2
- Với từng phép tính GV yêu cầu HS đưa ra các tình huống cụ thể.
3. Củng cố dặn dò:
- Cả lớp khôi phục lại bảng trừ trong phạm vi 8. - Về nhà làm thêm bài tập trong SGK.
Học vần Vần uông - ương
.I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Nắng đã lên. Lúa trên nương
chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 56 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 55
- Cả lớp viết từ bay liệng
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uông, ương - GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần uông
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vầnuông trên bảng cài
+ HS thực hành ghép vần uông.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại uô - ngờ - uông/uông.
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng chuông từ quả chuông và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại uông – chuông - quả chuông.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần uông vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
- GV viết mẫu tiếng chuông, từ quả chuông.
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa ch và uông - HS yếu chỉ cần viết chữ chuông.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần ương
(Quy trình dạy tương tự vần uông)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay uô bằng ươ được ương
- HS đọc trơn và nhận xét ương gồm 2 âm ươ và ng
Yêu cầu HS so sánh ương và uông để thấy sự giống và khác nhau
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh - Ghép từ: con đường
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết:
+ HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm đ sang vần ương và dấu thanh huyền đặt trên đầu chữ ơ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ rau muống, luống cày, nhà trường,
nương rẫy. (bằng vật thật, bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2* Luyện tập: * Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng trang 115.
- Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
hơi. HS khá đọc lại.
- GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. - GV gọi 1 số HS đọc lại.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích nương, mường - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 56 - HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Đồng ruộng - Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK. - Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần uông, ương vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài sau bài 57.
Mĩ thuật
VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾTỚ HÌNH VUÔNG
GV hoạ dạy
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2007
Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU
Sau bài học giúp HS củng cố và khắc sâu về:
- Các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
- Quan hệ thứ tự giữa các số tự nhiên trong phạm vi 8
- Tiếp tục biết biểu thị các tình huống trong tranh bằng một phép tính trừ phù hợp.