- Phòng kinh tế thị trường: chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều tra thị trường nhằm cập nhật nguồn cung cấp và giá cả các trang thiết bị, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đấu
22.189 26.375 250.186 356.873 8500 4.Tiền chi trả nợ gốc vay
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
(6.607) (1.392) (9.605) (131.240) (75.084)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (I+II+III)
Trên đây là bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần An Sinh giai đoạn 2008 – 2012. Bảng được lập từ nguồn báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2008 – 2012.
Bảng 2.5 cho thấy được dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp qua 5 năm từ 2008 đến 2012. Từ đó cho thấy khả năng thu chi của doanh nghiệp thể hiện qua 3 dòng lưu chuyển dòng tiền chính là lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.
Dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh trong 4 năm đầu đều âm, và có sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2012 khi dòng tiền này dương và đạt giá trị khá lớn. Có được sự chuyển biến này là do công ty đã giảm mạnh số lượng tiền dùng để mua hàng hóa dịch vụ. Đồng thời vẫn giữ được mức tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với các năm trước đó.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của công ty có xu hướng tăng, và năm 2012 cao hơn hẳn so với 4 năm trước đó. Điều này xảy ra chủ yếu là do công ty đã thu hồi được các khoản cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác. Điều này tốt cho công ty, bởi vì công ty đã giải quyết được các khoản nợ từ các công ty khác. Việc thu hồi được nợ sẽ giúp công ty có thêm vốn để tăng cường phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động tài chính lại có sự biến động ngược lại so với dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh. Trong 4 năm đầu lưu chuyển đều đạt giá trị dương và tăng dần qua các năm, nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh và ở mức âm. Sự thay đổi này là do các năm trước công ty chi ít hoặc không chi cho việc chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu và mua lại cổ phần do công ty phát hành. Đến năm 2012, khoản chi này tăng mạnh. Tiền chi trả nợ gốc vay tuy có giảm nhưng vẫn khá cao. Đồng thời, các khoản thu đều giảm mạnh. Ba yếu tố này làm cho lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của năm 2012 giảm mạnh.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, sự lưu chuyển tiền tệ của công ty có sự biến động mạnh nhất trong giai đoạn 2011 và 2012. Phân tích cụ thể hai năm 2011 và 2012 để thấy rõ được sự biến động này.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng lên. Năm 2011 dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh âm là do doanh nghiệp phải thanh toán cho
người cung cấp hàng hóa dịch vụ với số tiền là 373.255 triệu đồng. Đây là khoản chi lớn nhất của công ty năm 2011 và với số tiền thu từ hoạt động bán hàng chưa thể bù đắp được. Ngoài ra, năm 2011 doanh nghiệp còn phải chi trả những khoản có giá trị cao như tiền chi trả lãi vay với giá trị là 52.737 triệu đồng. Dòng tiền vào trong 2 năm không chênh lệch nhau đáng kể. Đến năm 2012, các khoản tiền chi ít hơn so với 2011, đồng thời tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ lại rất thấp là 33.344 triệu đồng. Đây không phải là tín hiệu tốt đối với công ty, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang chững lại trong năm 2012.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của công ty năm 2012 cao là do công ty chưa đầu tư cho máy móc thiết bị, chứng tỏ doanh nghiệp chưa tính đến việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là điều đáng mừng của công ty, vì công ty đã đầu tư mua máy móc tốt từ những năm trước đó và công ty sẽ không phải tốn thêm chi phí đầu tư. Ngoài ra việc thu hồi được 6.794 triệu đồng từ cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác cũng là yếu tố quan trọng làm tăng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Dòng tiền từ hoạt động tài chính của công ty năm 2011 dương, nhưng đến năm 2012 lại ở mức âm 97.410 triệu đồng. Do năm 2012 doanh nghiệp phải chi trả cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phần do doanh nghiệp phát hành tăng cao, đó là 33.826 triệu đồng, trong khi năm 2011 chi phí này là 3.227 triệu đồng. Năm 2011 công ty cũng đã hạn chế việc tài trợ vốn từ bên ngoài bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và nhận vốn góp của chủ sở hữu, trị giá là 54.053 triệu đồng. Việc huy động này đã bổ sung cho vốn lưu động, tăng cường vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc phát hành này giảm mạnh ở năm 2012, xuống còn 3.000 triệu đồng. Điều này làm mất đi một kênh huy động vốn của công ty. Năm 2010, trên thực tế công ty nhận được nhiều công trình thi công đường cao tốc nên cần nhiều vốn lưu động và phải đi vay ngân hàng, cụ thể doanh nghiệp đã vay 356.873 triệu đồng. Đến năm 2012, số tiền vay từ năm 2011 tiếp tục phục vụ cho những công trình đã nhận trong năm nên công ty chỉ phải vay ít hơn, với mức 8.500 triệu đồng. Tổng hợp lại các yếu tố trên làm cho lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của công ty giảm.
Bảng 2.6 Các yếu tố cấu thành vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 4.234 10,30 2.229 4,09 1.238 0,45 2.413 3,51 5.884 4,45
1.Tiền mặt 14 0,34 1.671 74,96 430 34,65 276 11,44 429 7,29
2.Tiền gửi Ngân hàng 4.219 99,66 618 25.04 808 65,35 2.137 88,56 5.455 92,71
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - -
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 11.939 29,04 26.758 49,15 254.700 92,48 34.641 50,33 56.588 42,81
1.Phải thu khách hàng 11.549 96,74 21.537 80,48 20.285 7,96 23.967 34,82 45.722 34,59
2.Trả trước cho người bán 293 2,47 98 0,37 233.189 91,55 7.825 11,37 8.407 6,36
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 96 0,79 140 0,52 109 0,04 - 1.472 1,11
4.Các khoản phải thu khác -
4.983 18,62 1.116 0,44 2.849 4,14 988 0,75
IV.Hàng tồn kho 21.588 52.43 18.261 33,55 11.486 4,17 17.720 25,75 39.942 30,22
1.Nguyên vật liệu 323 1,50 317 1,74 344 2,99 - -
2.Công cụ, dụng cụ - - - -
3.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 21.265 98,50 17.944 98,26 11.142 97,01 17.720 39.942
V.Tài sản ngắn hạn khác 3.354 8,16 7.126 13,09 7.999 2,90 14.046 20,41 29.765 22,52 1.Chi trả trước ngắn hạn 188 5,60 1.147 16,08 76 0,93 79 0,12 - 2.Tài sản ngắn hạn khác 2.340 69,75 4.865 68,28 7.712 96,41 13.966 20,29 29.765 22,52 TỔNG VỐN LƯU ĐỘNG 41.115 100 54.434 100 275.424 100 68.821 100 132.180 100
Bảng 2.7 So sánh các yếu tố cấu thành vốn lưu động
Chỉ tiêu 2009 / 2008 2010 / 2009 2011 / 2010 2012 / 2011
Lượng tăng
(triệu đồng) Tỷ lệ tăng(%) Lượng tăng(triệu đồng) Tỷ lệ tăng(%) Lượng tăng(triệu đồng) Tỷ lệ tăng(%) Lượng tăng(triệu đồng) Tỷ lệ tăng(%)
I.Tiền và các khoản tương đương tiền - 2.005 - 47,35 - 991 - 44,46 1.175 94,91 3.471 143,85
1.Tiền mặt 1.657 11.835 - 1.241 - 74, 27 - 154 - 35,81 153 55,43
2.Tiền gửi Ngân hàng - 3.155 - 85,35 190 30,74 1.329 164,48 3.318 155,26
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - -
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 14.819 124,12 227.942 851,86 - 220.059 - 86,40 21.947 63,35
1.Phải thu khách hàng 9988 86,48 - 1.252 - 5,81 3.682 18,15 21.755 90,77
2.Trả trước cho người bán - 195 - 66,55 233.091 237.847 - 225.364 - 96,64 582 7,43
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 44 45,83 - 31 - 22,14 - - - -
4.Các khoản phải thu khác - - - 3.867 -77,60 1.733 155,29 - 1.861 - 65, 32
IV.Hàng tồn kho - 3.327 - 15,41 - 6.775 - 37,10 6.234 52,63 22.222 125,40
1.Nguyên vật liệu - 6 - 1,86 27 8,52 - - - -
2.Công cụ, dụng cụ - - - -
3.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - 3.321 - 15,62 - 6.802 - 37,91 6.578 59,04 22.222 125,40
V.Tài sản ngắn hạn khác 3.772 112,46 873 12,25 6.047 75,60 15.719 111,92
1.Chi trả trước ngắn hạn 959 510,11 - 1.071 - 93,37 3 3,95 - -
2.Tài sản ngắn hạn khác 2.525 107,90 2.847 58,52 6.254 81,09 15.799 113,13
TỔNG VỐN LƯU ĐỘNG 13.319 32,39 220.990 405,98 - 206.603 - 75,01 63.359 92,06
( Nguồn: Tác giả)
Từ bảng số liệu 2.6, qua tính toán có được bảng 2.7, với cách tính như sau: So sánh năm 2009 với 2008:
Lượng tăng (2009 /2008) = Lượng (2009) – Lượng (2008) = 2.229 – 4.234 = - 2.005 (triệu đồng)
Tỷ lệ tăng = . 100 = .100 = - 47,35 (%)
Các năm khác tính toán tương tự. Lượng tăng (2009 / 2008)
Lượng (2008)
- 2.0054.234 4.234
Trên đây là bảng tỷ trọng chi tiết các chỉ tiêu cấu thành vốn lưu động và bảng so sánh các chỉ tiêu đó của Công ty cổ phần An Sinh trong 5 năm gần đây.
Cơ cấu vốn lưu động cho biết tỷ trọng các thành phần hình thành vốn lưu động trong một thời điểm hay một thời kỳ nào đó. Nghiên cứu cấu trúc vốn lưu động giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính của công ty mình cho hiệu quả. * Nhận xét về tình hình cơ cấu vốn lưu động tại Công ty cổ phần An Sinh
Từ bảng 2.6 và 2.7, nhìn chung có thể thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty có sự biến đổi khác nhau ở các khoản mục qua các năm. Cụ thể:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Từ năm 2008 đến 2010, lượng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm cả về lượng và tỷ trọng. Năm 2009 giảm 2.005 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với mức giảm 47,35%. Năm 2010 giảm 991 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng mức giảm 44,46%. Tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng vốn lưu động cũng giảm đáng kể, từ 10,30% năm 2008, xuống 4,09% năm 2009 và chỉ còn 0,45% năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, tiền và các khoản tương đương tiền lại có xu hướng tăng và tăng khá mạnh. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.175 triệu đồng, ứng với mức tăng 94,91%. Năm 2012 tăng 3.471 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng 143,85%. Cùng với sự tăng về lượng thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng đáng kể từ 3,51% năm 2011 lên 4,45% năm 2012.
- Hàng tồn kho: có xu hướng thay đổi giống như tiền và các khoản tương đương tiền. Nghĩa là, trong 3 năm đầu từ 2008 đến 2010 có xu hướng giảm, nhưng lại tăng trở lại trong 2 năm sau đó. Năm 2009 giảm 3.327 triệu đồng so với năm 2008 (giảm 15,41%), năm 2010 giảm 6.775 triệu đồng so với 2009 (giảm 37,10%), năm 2011 tăng 6.234 triệu đồng so với 2010 (tăng 52,63%), năm 2012 tăng 22.222 triệu đồng so với 2011 (tăng 125,40%).
- Các khoản phải thu ngắn hạn: có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2010. Năm 2009 tăng so với 2008 là 14.819 triệu đồng ( tăng 124,12%). Năm 2010 tăng 227.942 triệu đồng so với năm 2009, đây là mức tăng lớn nhất trong 5 năm trở lại đây của công ty, đạt mức 851,86%. Tuy nhiên ngay sau đó, các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm mạnh, năm 2011 giảm 220.059 triệu đồng so với năm 2010 (giảm 86,40%). Đến năm 2012, khoản mục này lại tăng trở lại, với mức tăng 63,35%, tương đương với lượng tăng 21.947 triệu đồng.
- Tài sản ngắn hạn khác: Trong các khoản mục của vốn lưu động thì tài sản ngắn hạn khác là khoản mục duy nhất có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2012. Trong đó, tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh nhất trong 2 giai đoạn 2008 – 2009 và 2011- 2012. Năm 2009 tăng 112,46% so với 2008, năm 2012 so với 2011 mức tăng này là 111,92%.
Tuy nhiên, để nắm rõ tình hình vốn lưu động của công ty ở thời điểm hiện tại, ta đi phân tích sâu sự biến động của vốn lưu động trong 2 năm gần đây nhất 2012 so với 2011.
• Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt hiện có tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng về tuyệt đối so với năm 2011 là 3.471 triệu đồng tương ứng với mức tăng 143,85% do các nguyên nhân sau:
Tiền mặt tại quỹ của công ty năm 2012 tăng 153 triệu đồng so với năm 2011. Tiền mặt tại quỹ của công ty dùng để thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên của công ty và thanh toán đột xuất, tạm ứng mua hàng. Mà lượng tiền mặt của công ty tăng lên như thế cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng khoản tiền nhàn rỗi. Trong khi đó, đây cũng có thể là số tiền mà công ty đi vay, phải trả lãi ngân hàng với lãi suất hàng tháng, nếu công ty để tiền mặt tại quỹ nhiều sẽ gây lãng phí.
Tiền gửi ngân hàng năm 2012 cũng tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 3.318 triệu đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 155,26%. Tiền gửi ngân hàng chiếm chủ yếu trong vốn bằng tiền của công ty, như năm 2011 tiền gửi ngân hàng chiếm 88,56%, năm 2012 chiếm 92,71% trong tổng số tiền và các khoản tương đương tiền.
Như vậy, vốn bằng tiền của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 về tuyệt đối và tỷ trọng cũng biến động theo chiều hướng tăng dần. Vốn bằng tiền tăng chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tăng. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, góp phần tăng uy tín của công ty đối với khách hàng và các nhà đầu tư. Tuy nhiên xét ở một khía cạnh khác, đây lại là điều không tốt đối với công ty. Việc vốn bằng tiền tăng chứng tỏ công ty chưa tận dụng được tối đa các khoản tiền nhàn rỗi. Do vậy trong công tác quản lý tiền thì việc tối thiểu hoá lượng tiền phải giữ
là mục tiêu quan trọng nhất. Và nếu khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến, doanh nghiệp có thể gửi ngân hàng để thu lãi làm tăng lượng vốn của doanh nghiệp.
• Các khoản phải thu
Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21.947 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 63,35%. Nhìn vào tỷ trọng khoản phải thu có thể thấy nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, như năm 2011 chiếm 50,33% và năm 2012 chiếm 42,81%. Trong đó, khoản phải thu tăng là do khoản phải thu khách hàng tăng cao, năm 2012 tăng 21.755 triệu đồng so với 2011, tương ứng tăng 90,77%. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá của mình cho khách hàng, thông thường người mua sẽ không trả tiền ngay lúc giao hàng. Các hoá đơn chưa được trả tiền này, thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên những khoản phải thu khách hàng. Một phần nữa vì để kích thích tiêu thụ và gia tăng lượng bán hàng nên công ty đã thực hiện các chính sách như: gia tăng thời hạn tín dụng, số dư nợ định mức cho khách hàng cao để giải phóng hàng tồn kho. Việc khoản phải thu của công ty tăng nhiều cũng cần phải lưu ý, vì dễ dẫn đến rủi ro cho công ty bởi khi khả năng thanh toán của khách hàng gặp trở ngại thì việc thu hồi nợ của công ty sẽ khó khăn, dẫn đến tình hình tài chính của công ty sẽ bị ảnh hưởng.
Khoản phải thu của khách hàng tăng đồng thời doanh số bán hàng trong năm cũng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp chưa tự chủ, chưa tăng cường thu hồi nợ, thể hiện một tín hiệu không tốt, điều này cho thấy khả năng ứ đọng vốn của công ty khá lớn, độ an toàn tài chính của công ty thấp dần, khả năng chuyển đổi thành tiền của khoản phải