Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần AnSinh trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần An Sinh (Trang 35)

- Phòng kinh tế thị trường: chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều tra thị trường nhằm cập nhật nguồn cung cấp và giá cả các trang thiết bị, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đấu

2.1.6Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần AnSinh trong thời gian gần đây

trong thời gian gần đây

Doanh thu của công ty thu được chủ yếu từ các công trình xây dựng, từ việc xây lắp, kinh doanh vật liệu xây dựng, thu phí,…

Tình hình doanh thu của công ty trong 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52 88 152 226 208

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần An Sinh giai đoạn 2008-2012)

Từ bảng số liệu trên, có được biểu sau:

Biểu 2.1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần An Sinh Đơn vị: tỷ đồng

Từ bảng 2.2 có thể nhận thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm đầu tăng dần, đặc biệt từ năm 2010 doanh thu tăng gần gấp đôi năm 2009 và doanh thu năm 2011 tăng gấp 1,5 lần năm 2010. Nhưng đến năm 2012, doanh thu bị chững lại và giảm đi khoảng 18 tỷ đồng. Doanh thu của công ty đang trên đà tăng từ những năm đầu, nhưng đến năm 2012 lại có xu hướng giảm đáng kể có thể là do ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước.

Tổng chi phí sản xuất trong năm

Các khoản chi phí của Công ty cổ phần An Sinh trong 5 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3 Các khoản chi phí của công ty từ 2008 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá vốn hàng bán 48.888 82.164 144.624 156.210 130.035

Chi phí tài chính 1.484 570 771 50.568 69.599

Chi phí bán hàng

0 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1.805 2.527 3.583 16.040 11.068

Chi phí khác 105 182 41 63 120

Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp 58 898 759 1.184 722

Tổng 52.340 86.341 149.778 224.065 211.544

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần An Sinh từ 2008 – 2012)

Như vậy, từ năm 2008 đến 2012 mỗi khoản mục chi phí tăng giảm khác nhau, nhưng nhìn chung tổng chi phí có xu hướng tăng trong 4 năm đầu, đến năm 2012 tổng chi phí bắt đầu giảm.

Những biến động về chi phí như sau:

- Giá vốn hàng bán từ năm 2008 đến 2011 tăng lên, nhưng năm 2012 lại giảm. - Chi phí hoạt động tài chính hai năm 2009 và 2010 giảm so với năm 2008, nhưng năm 2011 lại tăng khá mạnh, tăng gấp 7 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí này vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng đã giảm hơn nhiều.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần từ 2008 đến 2010, đến năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 5 lần so với năm 2010, năm 2012 chi phí quản lý có giảm đi, nhưng vẫn còn khá lớn.

- Chi phí khác phát sinh tăng giảm khác nhau trong các năm.

Chi phí tăng là điều khó tránh khỏi để mở rộng quy mô sản xuất nhưng công ty vẫn cần phải có các biện pháp phù hợp để tối thiểu hoá chi phí. Công ty cần xem xét lại chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động tài chính chưa hiệu quả làm tổng chi phí tăng lên; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một cách đột biến, có năm chi phí tăng gấp 5 lần năm trước.

Tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4 Tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 LNST 2009/2008 LNST 2010/2009 LNST 2011/2010 LNST 2012/2011 Lượng (triệu đồng) (%) Lượng (triệu đồng) (%) Lượng (triệu đồng) (%) Lượng (triệu đồng) (%) Tổng LNST 150 2.309 2.159 1.439 2.276 -33 -1,4 3.051 775 34 2.166 -885 -29

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần An Sinh từ 2008 - 2012) Để so sánh tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2009 so với năm 2008, ta so sánh mức tăng về lượng và tỷ lệ:

Mức tăng về lượng = LNST (2009) – LNST (2008) = 2309 – 150 = 2159 (triệu đồng)

Mức tăng về tỷ lệ = .100 = .100 = 1439 (%)

Các năm khác tính toán tương tự.

LNST (2009) – LNST (2008) LNST (2008)

2159 150

Từ bảng số liệu 2.4, có được biểu sau:

Biểu 2.2 Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Từ bảng 2.4 và biểu 2.2 có thể thấy tùy theo từng năm cụ thể mà lợi nhuận thu được qua 5 năm có những biến động rõ rệt. Trong 4 năm đầu từ 2008 đến 2011, tổng lợi nhuận có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2009 so với 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng rất mạnh, tăng 2.159 triệu đồng, ứng với 1.439 %. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây của công ty. Đến năm 2010, lợi nhuận của công ty giảm, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể, giảm 1,4 % so với năm 2009. Năm 2011 và 2012, công ty tiếp tục duy trì được mức lợi nhuận cao, đều trên 2 tỷ đồng. Mặc dù vẫn đạt khá cao, nhưng lợi nhuận của công ty lại có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2012 giảm 885 triệu đồng so với 2011, tương đương với 29%. Việc giảm này có thể là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi công ty cần phải có các biện pháp khắc phục, nhằm tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu này thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để có thể đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần An sinh, sau đây khóa luận đi sâu vào phân tích cụ thể về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty.

2.2 Thực trạng tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần An Sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần An Sinh (Trang 35)