Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương- CN Long Biên. Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 48)

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung,

2.3.3Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương

thương

- Điều chỉnh thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh: phân cấp, phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động, ỷ lại, hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát được các Chi nhánh. Đồng thời cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hướng hiện đại đang được triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trưởng cho các Chi nhánh có môi trường thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với những nơi có nhiều rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hướng:

+ Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã được triển khai để phân loại Chi nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lượng khách hàng, môi trường kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

+ Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh đối với giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ định lượng mang tính khoa học và được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Đây là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hưởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động của Chi nhánh, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh.

- Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả: Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công

thương đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

-+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương nên tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương nên thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng: Cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Do đó cần thực hiện việc rà soát, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng, có thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay gặp khá nhiều rủi ro, thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thế tồn tại và phát triển các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương- CN Long Biên nói riêng phải biết tự nâng cao chất lượng, đẩy lùi những vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song có thể nói ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh, mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định và đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Để hạn chế rủi ro tín dụng CN Long Biên đó cú những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và đã đạt hiệu quả cao trong việc quản lý rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì dưới 3%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, chi nhánh luôn xếp loại A về tín dụng…Tuy nhiên, CN Long Biên vẫn còn tồn tại một số hạn chế và cần được giải quyết: công tác chấm điểm khách hàng chưa đánh giá được khả năng thực tế của khách hàng, đa dạng hoá khách hàng chưa cao, xử lý và thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn…

Dựa trên tình hình thực tế và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại CN Long Biên chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng: Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành, củng cố hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, cùng với các nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro và các nhóm giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các giải pháp về nhân sự. Đồng thời, một số kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương được xây dựng để giúp CN Long Biên hạn chế rủi ro tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng.

Vấn đề rủi ro tín dụng là một đề tài lớn, nó luụn bị thay đổi bởi mức độ thị trường, nhưng nếu chúng ta biết nhận dạng những dấu hiệu của rủi ro tín dụng và áp dụng một cách linh hoạt các giải pháp phòng ngừa thì sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng và giúp hoạt động tín dụng phát triển ổn định và vững mạnh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động phát sinh rất nhiều những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng mà ta khó có thế khắc phục được: hành lang pháp lý chưa đồng bộ và thống nhất, khách hàng cố tình lừa đảo…Rất mong những chuyên đề sau tiếp tục nghiên cứu và bổ sung các giải pháp để góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – CN Long Biên nói riêng.

Em xin chân thành cảm ơn anh, chị phòng quan hệ khách hàng nói riêng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – CN Long Biên nói chung đã giúp đỡ em trong qúa trình thực tập để em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương- CN Long Biên. Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 48)