Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương CN Long Biên

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương- CN Long Biên. Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 31)

- Nhóm nguyờn nhân thuộc môi trường vĩ mô

+ Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

+ Rủi ro do môi trường pháp lý: trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng vay.

Một là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng hoặc khoản vay cần đặc điểm:

+ Khách hàng không có biện pháp, chính sách các khoản phải thu.

+ Khách hàng khi gặp khó khăn thỡ cần chủ đầu tư khác trước kia góp vốn bằng tài sản, thì nay lại tìm cách rút vốn bằng tiền mặt.

Hai là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, xảy ra với các khoản vay:

+ Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có.

+ Đầu tư vào sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử với thời gian vay dài hơn vòng đời của sản phẩm, ví dụ có những khoản vay với thời hạn vay là 9 năm, nhưng vòng đời sản phẩm dưới 6 năm.

Ba là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, xảy ra với các khoản vay:

+ Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết, do năng lực tài chính kém,...

+ Khi cho vay đầu tư dự án không tính đủ, tính đúng tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động.

Bốn là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, xáy ra đối với các khách hàng hoặc khoản vay cần đặc điểm:

+ Không có đủ khả năng về vốn tự có, nhất là đối với các dự án bất động sản, đầu tư máy móc thiết bị, chủ đầu tư kê vốn tự có lớn, cho vay bắc cầu ngắn hạn hoặc mở L/C bảo lãnh nhập khẩu máy móc thiết bị khi chưa thẩm định tổng thể dự án.

+ Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa vào nguồn huy động của các nhà đầu tư thứ phát.

+ Cho vay tại thời điểm thị trường tài chính đang phát triển khá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong công tác tính toán khả thi của dự án.

+ Khách hàng khi vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, thường tập trung vào đầu tư tài sản vật chất mà ít mạnh dạn đổi mới cách quản lý, giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán, theo đúng chuẩn mực. Dẫn đến quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý, nên phương án kinh doanh có khả thi nhưng trên thực tế lại không đạt hiệu quả cao.

Năm là, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và có chủ đích lừa đảo, xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn, hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị...

Sáu là, đánh giá không đúng tình trạng thực tế của khách hàng:

+ Khách hàng chưa thực sự ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác sổ sách kế toán. Nên thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Do đó khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu được cung cấp, thường thiếu tính trung thực và xác thực.

+ Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc ở nhiều khu vực, địa bàn khác nhau nên khi quyết toán tài chính thường bị chậm trễ.

+ Các phương án từng lần cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng cả năm thì lỗ.

Bảy là, khách hàng đầu cơ theo giá trị tài sản:

+ Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp vay với mục đích khác nhau mà ngân hàng không thể kiểm soát được.

+ Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương- CN Long Biên. Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 31)