- Tại Việt Nam nhìn chung, những nghiên cứu về sạt lở bờ sông trong những năm qua trên hệ thống sông ở ĐBSCL mới chỉ là bước đầu Các nghiên cứu tập trung
4. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ, BỒI LẮNG KHU VỰC CÙ LAO TÂN LỘC, QUẬN THỐT NỐT
CÙ LAO TÂN LỘC, QUẬN THỐT NỐT
4.1. Giải pháp phòng chống sạt lở bờ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
4.1.1. Tổng quát các giải pháp phòng chống xói lở bờ [20]
Xói lở bờ sông là một hiện tượng tự nhiên gắn liền với quá trình vận động và phát triển của sông. Xói lở bờ sông xảy ra do nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng. Nhưng nói chung phụ thuộc vào khả năng gây xói lở của dòng nước và sức chịu đựng của lòng dẫn dưới tác động của dòng nước và các tác động khác từ bên ngoài. Xói lở bờ, lòng dẫn gây ra thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất, nhà cửa, vườn tược…thậm chí uy hiếp đến tính mạng của những người dân sống ven bờ. Để hạn chế thiệt hại do xói lở gây ra, giải pháp triệt để là ngăn chặn những nguyên nhân gây ra xói lở, và tìm biện pháp tăng cường khả năng kháng cự của bờ sông.
Các giải pháp phòng chóng xói lở được chia thành hai nhóm chính : Nhóm giải pháp phi công trình và nhóm giải phảp công trình được thể hiện trong sơ đồ như Hình 4-62:
69
4.1.2. Các loại công trình bảo vệ bờ trên hệ thống sông Cửu Long [19]
4.1.2.1. Công trình dân gian, thô sơ
Công trình dân gian, thô sơ là những công trình quy mô nhỏ được xây dựng tại các vị trí sông, kênh, rạch bị xói lở bờ, có độ sâu không lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ, hình thái lòng dẫn chủ yếu là những đoạn sông thẳng hoặc phía bờ lồi của các đoạn sông, kênh rạch cong. Công trình chủ yếu được xây dựng bằng các loại vật liệu sẵn có ở địa phương và do người dân tự làm để bảo vệ nhà, giữ đất, ruộng vườn. Công trình loại này có nhiệm vụ ngăn chặn bớt tốc độ xói lở bờ trước tác động của dòng chảy đặc biệt là sóng do tàu thuyền tham gia giao thông thủy gây ra. Kinh phí xây dựng công trình thường là thấp.
4.1.2.2. Công trình bán kiên cố
Công trình bán kiên cố chống xói lở bờ trên sông Cửu Long thường được xây dựng để bảo vệ bờ sông dưới tác động của dòng chảy và sóng, tại các vị trí sông có độ sâu vừa phải, vận tốc dòng chảy không quá lớn. Vốn xây dựng công trình do các địa phương hay ban quản lý các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng để bảo vệ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thuộc khu vực mình quản lý. Các công trình bán kiên cố đều thuộc dạng bị động, chỉ gia cố bờ. Hầu hết các công trình bán kiên cố chỉ quan tâm bảo vệ phần trên mái bờ sông, ít quan tâm đến việc chống xói chân kè. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho công trình loại này có tuổi thọ không cao.
4.1.2.3. Công trình kiên cố
Công trình kiên cố là những công trình có quy mô lớn, kết cấu vững chắc, được bảo vệ chống xói chân kè. Thông thường các công trình kiên cố do nhà nước đầu tư, tuân theo trình tự xây dựng cơ bản, được tính toán, kiểm tra, thẩm định....khá kỹ lưỡng, do đó tuổi thọ công trình rất cao. Một số loại dạng công trình kiên cố có thể đề cập đến như sau:
Kè rọ đá, đá xây kết hợp bê tông
70
chìm trong đất yếu bằng cách xếp trong rọ đá hay thảm đá. Rọ và thảm thường là loại lưới thép bọc PVC, phù hợp với môi trường phèn, mặn ở ĐBSCL.
Hình 4-63: Kè lát mái bằng rọ đá ở tỉnh Kiên Giang[19]
Kè bê tông cốt thép mái nghiêng hoặc nửa đứng nửa nghiêng
Kết cấu chính của kè dạng này là tường bê tông cốt thép có dạng nửa đứng nửa nghiêng. Kết cấu phần đứng đảm bảo tiết kiệm quỹ đất do vậy công trình thường được xây dựng ở các khu đô thị hay khu tập trung dân cư, nơi nguồn tài nguyên đất khan hiếm. Ngoài ra, phần tường đứng thuận lợi cho việc neo đậu thuyền bè ven bờ, phù hợp với tập quán khai thác thế mạnh của sông nước. Mái kè còn lại là mái nghiêng bảo đảm sát với mái bờ sông tự nhiên, giảm khối lượng đào đắp và giảm được tác động của lực ngang. Phần chân của mái nghiêng ra phía lòng sông thường được bảo vệ bằng thảm đá, rọ đá, hoặc thảm bê tông để chống xói, bảo đảm cho chân kè ổn định.
71
Kè bê tông cốt thép tường đứng không neo
Dạng công trình này thường được xây dựng ở những khu vực khó di dời, giải tỏa, không còn quỹ đất. Kết cấu của kè là loại cừ bản bê tông cốt thép hoặc cừ bê tông cốt thép dự ứng lực, loại vật liệu chịu được lực ngang lớn.
Hình 4-65: Kè tường cừ bê tông cốt thép không neo tại Kiên Giang [19]
Kè bê tông cốt thép, cừ thép tường đứng có neo
Kè bê tông cốt thép hoặc kè bằng thép có neo được xây dựng ở những khu vực có mặt bằng rộng rãi, có thể giải tỏa để bố trí hệ thanh neo, dây neo. Kết cấu kè hợp lý hơn do lực ngang được giữ bởi neo trong bờ, giảm được chuyển vị ngang ở đỉnh kè.
Hình 4-66: Kè tường cừ bê tông cốt thép có neo tại Kiên Giang [19]
Kè kết hợp tác động vào lòng dẫn và dòng chảy
Kè kết hợp nhiều biện pháp chỉnh trị thực chất là kè tác động không chỉ vào lòng dẫn (biện pháp bị động) mà còn tác động vào cả dòng chảy (biện pháp chủ động) làm giảm vận tốc dòng chảy để bảo vệ bờ.
72
kể đến là công trình kè bảo vệ bờ sông Sa Đéc thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và công trình bảo vệ bờ khu vực thượng lưu cầu Mỹ Thuận.
Phạm vi ứng dụng các loại công trình kiên cố
Công trình kiên cố thường chống xói lở tại các điểm tập trung dân cư, thành phố, thị xã, thị trấn, các trọng điểm xói lở trên hệ thống sông ở ĐBSCL mà nếu không có công trình, thiệt hại sẽ rất lớn.
Trước ngày giải phóng miền Nam (04/1975), trên sông Tiền có các công trình bảo vệ bờ ở thị xã Vĩnh Long - tỉnh Vĩnh Long, công trình tại thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp trên sông Sa Đéc. Ngoài ra còn có một vài công trình tại các bến phà (Mỹ Thuận, Cần Thơ) nhằm ổn định bến phà, cầu tàu và một vài công trình khác ở các đô thị cũ.
Sau ngày giải phóng, một số công trình được xây dựng như ở thị xã Vĩnh Long - tỉnh Vĩnh Long trên sông Tiền, thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp trên sông Sa Đéc, thành phố Long Xuyên-tỉnh An Giang, thị trấn Long Toàn - sông Long Toàn - tỉnh Trà Vinh, kè thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang,...Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hàng loạt công trình kiên cố đã, đang và sắp được xây dựng ở hầu hết cả 15 tỉnh, thành phố.
4.2. Đề xuất giải pháp bảo vệ bờ cho khu vực cù lao Tân Lộc – Thốt Nốt
4.2.1. Đề xuất giải pháp bảo vệ bờ
Như nhận định kết quả tính toán ở phần chương 3 ta thấy khi khai thác cát vào quá phạm vi an toàn thì hệ số ổn định của mái dốc giảm, gây tăng nguy cơ xói lở bờ sông khu vực khai thác cát.
Mang đặc điểm của một dòng sông phân lạch nên đầu cù lao Tân Lộc sẽ là khu vực chịu nhiều tác động lớn từ dòng chảy, thêm vào đó là nạn khai thác cát lậu (khai thác cát quá phạm vi an toàn) đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này, làm mất chân bờ khu vực đầu cù lao, gây sạt lở nghiêm trọng ở đây vì vậy việc xây dựng công trình bảo vệ bờ cho khu vực đầu mũi cù lao Tân Lộc là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy, trong phần dưới đây học viên sẽ trình bày thiết kế sơ bộ đoạn kè bảo vệ bờ khu vực cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Tp Cần Thơ.
73
Do đoạn sông Hậu chạy qua khu vực cù lao Tân Lộc có đặc điểm:
• Bề rộng lớn, lòng sông khá sâu trên 20 m,
• Khu vực có thuyền bè qua lại nhiều – gây sóng lớn,
• Địa chất khu vực nghiên cứu yếu,
• Nạn khai thác cát lậu hoành hành – gây xói lở chân bờ.
Vì vậy, một công trình chống xói lở bờ phù hợp phải có thể bảo vệ được chân bờ dưới tác động của cả dòng chảy và hạ thấp lòng dẫn do khai thác cát. Đồng thời cũng phải chống chọi được với sự tác động thường xuyên của sóng do các phương tiện lưu thông trên sông gây ra. Chính vì vậy đề tài quyết định giải pháp chống xói lở bờ ở đây sẽ là: Công trình Kè mái nghiêng và lấp chân kè bằng bao tải cát, có phủ thảm đá.