Xây dựng mô hình Mike 21C khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác cát đến sạt lở bờ sông Hậu, khu vực quận Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 45)

- Tại Việt Nam nhìn chung, những nghiên cứu về sạt lở bờ sông trong những năm qua trên hệ thống sông ở ĐBSCL mới chỉ là bước đầu Các nghiên cứu tập trung

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG KHU VỰC QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.3. Xây dựng mô hình Mike 21C khu vực nghiên cứu

3.2.3.1. Lập sơ đồ lưới tính toán

Trong mô hình MIKE 21C sử dụng công cụ tạo lưới cong (Curvilinear Grid Generator) với các phần tử lưới dạng chữ nhật có 4 nút để tạo lưới địa hình cho khu vực mô phỏng. Toàn bộ khu vực nghiên cứu được học viên chia thành 4925 phần tử (J=197, K=25) như Hình 3-23.

46

Hình 3-23: Lưới tính toán của mô hình MIKE 21C cho khu vực nghiên cứu 3.2.3.2. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên

Địa hình khu vực tính toán được thiết lập dựa trên tài liệu khảo sát của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam năm 2010. Mô hình có ba biên hở, trong đó biên thượng lưu sử dụng biên lưu lượng còn hai biên hạ lưu sử dụng biên mực nước. Số liệu sử dụng làm điều kiện biên cho mô hình MIKE 21C được trích xuất từ kết quả tính toán từ mô hình MIKE11 toàn ĐBSCL do viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thiết lập.

Thời gian mô phỏng tại khu vực nghiên cứu, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 năm 2009 đến hết năm 2011 (Đây là 3 năm đặc trưng và đại diện cho các năm lũ nhỏ, lũ trung bình và lũ lớn).

Tài liệu bùn cát được trích ra từ mô hình MIKE 11 của toàn hệ thống ĐBSCL do viện Khoa học Thủy lợi miền Nam xây dựng. Đường kính hạt cát đá, cấp phối hạt được xác định từ các mẫu bùn cát đáy do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khảo sát lấy mẫu trong tháng 12/2010.

47

Hình 3-24: Biên lưu lượng thượng lưu trích xuất từ Mike 11 (nguồn VKHTLMN)

Hình 3-25: Mực nước hạ lưu nhánh phải trích xuất từ Mike 11 (nguồn VKHTLMN)

48

Hình 3-27: Lưu lượng bùn cát thượng lưu trích xuất từ Mike 11 (nguồn VKHTLMN)

Hình 3-28: Lưu lượng bùn cát nhánh phải hạ lưu trích xuất từ Mike 11 (nguồn VKHTLMN)

49

VKHTLMN) 3.2.3.3. Các thông số tính toán khác

Tham số thủy động lực (HD parameters): Có thể sử dụng các tham số mặc định về hệ số nhớt rối (Eddy Viscosity) và hệ số nhám (Resistance). Các hệ số này sẽ được hiệu chỉnh trong phần hiệu chỉnh mô hình.

Tham số về hình thái sông (Morphology parameters): Lựa chọn đường kính hạt cát lòng dẫn phù hợp với khu vực mô phỏng (0,15 mm cho khu vực Thốt Nốt).

Lựa chọn công thức tính vận chuyển bùn cát bất kỳ. Trong quá trình hiệu chỉnh mô hình sẽ tìm ra công thức thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác cát đến sạt lở bờ sông Hậu, khu vực quận Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w