Phân tích thực trạng quản trị chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mạ

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 34)

III. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOAN HỞ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI THUỘC BỘ THƯƠNG MẠ

2.Phân tích thực trạng quản trị chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mạ

- Chiến lược kinh doanh phản ánh sự nhận thức môi trường kinh doanh ở cấp độ cao, các nhà quản trị có hiểu biết và kinh nghiệm hơn nên luôn chú ý tăng cường sức mạnh và lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

2. Phân tích thực trạng quản trị chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại

2.1. Phân tích thế mạnh và điểm yếu, xác định và tạo lập lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại.

2.1.1. Phân tích thế mạnh trong hệ thống thông tin quản lý (MIS), khai thác lợi thế cạnh tranh quan tổng hợp thông tin về các chức năng.

Hiện nay , vai trò của hệ thống thông tin quản lý (MIS) là tham gia vào việc thiết lập chiến lược tổng thể cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cũng giống như hệ thống thông tin chiến lược (SIS), chúng đóng vai trò kết hợp các dữ liệu nội vi và ngoại vi nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Để phân tích chiến lược kinh doanh, việc triển khai hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management information System) và hệ thống thông tin điều hành (EIS – excutive information system) là cần thiết ở hầu hết các doanh nghiệp thương mại, việc thực hiện hệ thống thông tin cho thấy:

- Chưa định hình rõ MIS, EIS gồm những nội dung gì. - Chưa có ý thức tổ chức MIS, EIS.

- Nếu có thì vẫn nhằm đáp ứng cho các chiến lược thích ứng tình thế mà chưa có các chiến lược hướng tới thị trường.

Trong các doanh nghiệp thương mại, người ta sử dụng phổ biến hệ báo cáo nội bộ làm thông tin quản trị kinh doanh, gồm :

- Báo cáo tổng kết năm, 6 tháng, quý. - Báo cáo mua bán hàng hoá.

- Báo cáo nghiệp vụ : tình hình mua bán, dự trữ. - Báo cáo thống kê, kế toán.

Những báo cáo này thường chỉ phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về kinh tế, tài chính, nghiệp vụ. Trong công tác quản trị chiến lược, trên cơ sở thị trường, nguồn hàng. Thực chất các báo cáo đó chỉ đáp ứng được việc kiểm tra và điều chỉnh các quyết định kinh doanh ngắn hạn, còn các quyết định chiến lược như : mở rộng thị trường, mạng lưới phân phối, cơ cấu mặt hàng thường chỉ dựa vào trực giác của nhà quản trị hoặc theo các xu hướng chung tự phát theo tín hiệu giá cả thị trường.

Đối với các doanh nghiệp có sự linh hoạt hơn với các tình thế của thị trường đã bắt đầu chú trọng đến việc sử dụng các thông tin báo cáo chiến thuật. Ví dụ điển hình như : công ty Petrolimex. Các thông tin về môi trường vĩ mô : Như biến động về giá cả, nguồn hàng, xuất hiện mặt hàng mới, nguồn hàng cung cấp mới, các thông tin khác ít được doanh nghiệp quan tâm hơn. Đối với một số doanh nghiệp liên doanh, trước khi xây dựng kênh thông tin họ thường xác định rõ “ thị trường mục tiêu “ và “ khách hàng trọng điểm “ trên nguyên tắc “ xác định vị thế cạnh tranh “.

2.1.2. Xác định vị thế cạnh tranh :

Xác lập vị thế qua xêm xét mạng lưới phân phối và bán hàng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau, đối với mỗi sản phẩm vị thế thể hiện ở việc lựa chọn để cung cấp đúng tiêu chuẩn sản phẩm mà khách hàng mong đợi. Sau khi xác định đối tượng phục vụ có đủ khả năng thanh toàn và sử dụng những sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp lựa chọn làm mặt hàng kinh doanh, tức là xác định được thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp triển khai bằng nhiều phương thức khác nhau :

- Tổ chức hệ thống bán hàng, đội ngũ bán hàng phụ thuộc phạm vi khu vực kinh doanh và nhu cầu của khách hàng.

- Quảng cáo để tạo uy tín.

- Xác định và chọn thời điểm gia nhập thị trường.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lực để đáp ứng nhu cầu . - Xây dựng hình ảnh và nhãn hiệu phù hợp (Coca-Cola, Sony) - Tổ chức nghiên cứu thị trường.

- Nhận quyền uỷ thác kinh doanh, buộc các công ty chịu trách nhiệm quản lý phải tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm tung ra thị trường.

2.2 Các phương án chiến lược kinh doanh trong thực tiễn của các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại.

2.2.1. Chiến lược phân phối tiêu thụ sản phẩm

Chiến lược phân phối tiêu thụ sản phẩm cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường và kịp thời khi có cơ hội xuất hiện, huy động đựoc các nguồn lực hiện tại và lâu dài mà không làm mất đi phương hướng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có các chiến lược tiêu thụ sản phẩm, ở một số các doanh nghiệp thương mại đã có chiến lược này thì lại kém về tính khả thi và mang tính hình thức.

Đối với chiến lược tiêu thụ sản phẩm, điều đáng lưu ý là có thể xây dựng mục tiêu cho cả thời kỳ chiến lược hoặc cho từng chặng ngắn, song phải đảm

bảo tính cụ thể, tính định hướng, tính khả thi và tính hệ thống, các mục tiêu chiến lược phải nhất quán, về nội dung gồm 3 bộ phận.

- Chiến lược khách hàng. - Chiến lược thị trường. - Chiến lược sản phẩm.

2.2.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung :

Chiến lược tăng trưởng tập trung là tăng trưởng hoạt động kinh doanh đặt trọngt âm vào việc kinh doanh một số các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động marketing để tăng doanh thu hoặc mở rộng thị trường hiện có mà không làm thay đổi yếu tố nào.

Đối tượng thường áp dụng chiến lược này là các doanh nghiệp tìm kiếm một lợi thế cạnh tranh thông qua khả năng chuyên sâu và hiệu quả tránh được các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh. Chiến lược này đặc biệt được các doanh nghiệp thương mại áp dụng triệt để do hầu hết các doanh nghiệp này chưa có đủ điều kiện hội nhập theo chiều dọc và chiều ngang, chưa đủ điều kiện về vốn, nhân lực và công nghệ để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

Để thực hiện chiến lược này bộ phận marketing của doanh nghiệp đóng vai trò tối đa về khả năng thâm nhập thị trường.

2.2.3. Chiến lược tăng trưởng và hội nhập : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp thương mại thuọc bộ thương mại xác định rằng chiến lươc hội nhập bằng liên kết là cần thiết, cần phải sớm được thực hiện ví quy mô của doanh nghiệp thương mai thuộc bộ thương mại là nhỏ,phân tán, thiêu sự liên kết nên bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh gay gắt.

Các doanh nghiệp thương mại triển khai chiền lược hội nhập bằng các thức tăng quy mô và thực hiện chiến lược hội nhập thông qua 3 phương án chiến lược sau:

Phương án liên kết dọc là mở rộng phạm vi sức mạnh trong kênh phân phối thông qua việc mua lại một hay một số doanh nghiệp khac trong cùng một kênh phân phối, phương án này được thực hiện nhằm để dành được sự kiểm soát

lớn hơn đối với một hoạt động kinh doanh và để tăng thêm lợi nhuận, doanh thu bán hàng.

- Phương án chiến lược hội nhập dọc ngược chiều : là phương án tăng trưởng nhờ cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường kiểm soát nguồn cung ứng nguyên liệu, sản phẩm đầu vào. Chiến lược này là cách tốt nhất đảm bảo cung cấp hàng hoá một cách chắc chắn, ổn định từ phía nhà cung ứng. Tuy nhiên, những khó khăn của doanh nghiệp thương mại trong việc thực hiện chiến lược này là phải có lượng vốn đủ lớn, mạng lưới phân phối lớn việc quản lý phức tạp hơn.

- Phương án hội nhập thuận chiều : là chiến lược tiến hành mua lại nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại.

- Phương án chiến lược hội nhập liên kết ngang : là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh như hợp nhất, mua lại và chiếm lĩnh quyền kiểm soát các công ty cùng loại hình kinh doanh.

2.2.4 Chiến lược phát triển đa dạng hoá :

Chiến lược này đòi hỏi việc thực hiện kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ trên các thị trường khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng trưởng các hoạt động kinh doanh.

Những lý do khiến các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại phải thực hiện chiến lược này là vì thị trường sản phẩm bão hoà hoặc suy thái; doanh nghiệp đã có đủ lực để đầu tư vào một thị trường sản phẩm dịch vụ khác có lợi nhuận cao hơn; đa dạng hoá để chia bớt rủi ro cho các doanh nghiệp khác; quản lý các nguồn lực tài chính, kỹ thuật hoặc kỹ năng marketing có thể áp dụng cho phép doanh nghiệp yếu hơn nhưng ở ngành khác với hy vọng thu được lợi nhuận cao hơn và tạo cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế.

Triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là phương hướng chiến lược của nhiều TCT và công ty thuộc Bộ thương mại trong những năm vừa qua. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược kinh doanh gắn chuyên

doanh với kinh doanh tổng hợp, gắn kinh doanh thương mại với sản xuất chế biến. ở một số doanh nghiệp như TCT máy và phụ tùng, thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, công ty XNK – sản xuất gia công bao bì TPHCM, công ty hoá chất Hà Nội.

2.2.5. Chiến lược liên doanh, liên kết cùng có lợi với các doanh nghiệp trong nước để tạo hệ thống phân phối.

- Liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo thành một tổ chức mới như TCT.

- Phát triển và tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước. - Liên doanh giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần.

- Liên doanh giữa doanh nghiệp thương mại với công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 34)