Hoàn thiện môi trường quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 52)

III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐỂ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG

1. Hoàn thiện môi trường quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mạ

động quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Một trong những yêu cầu để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể triển khai quản lý chiến lược kinh doanh với tính khả thi cao là đảm bảo sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu quản lý kinh doanh theo chiến lược đòi hỏi từ phía quản lý vĩ mô phải có các chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn, trong đó cần xác định những lợi thế so sánh chủ yếu của đất nước, các lợi thế so sánh tĩnh (dựa vào công nghệ không cần hiện đại, sử dụng nhiều lao động, lao động rẻ và tài nguyên dồi dào, vị trí thuận lợi) mang tính ngắn hạn và trung hạn (hiện nay 94, 72% các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh tĩnh) và các lợi thế so sánh động (công nghệ tiên tiến, hàm lượng vốn lớn, lao động có tri thức cao ) mang tính dài hạn (hiện mới có 5,28% để có chiến lược chuyển từ các lợi thế so sánh tĩnh sang tập trung vào các lợi thế so sánh động), làm nền tảng cho việc xác định cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia, định hướng phát triển dài hạn và chính sách bảo hộ, chính sách mở cửa thị trường và các chính sách công cụ kinh tế khác... từ đó các ngành kinh tế cũng cần có chiến lược phát triển của ngành mình, có các chương trình mục tiêu phát triển dài hạn... làm kim chỉ nan hướng dẫn cho mỗi doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển cũng như chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Đối với các hoạt động thương mại và thị trường trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, tự do hoá thương mại toàn cầu, vai trò của Nhà nước có tính chất quyết định trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại bằng việc cam kết và tăng cường đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương và đa phương nhằm tạo thị trường cho hàng hoá Việt Nam cũng như mở đường cho các hoạt động xuất khẩu hàng hoá (cụ thể việc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương, đàm phán thương mại với EU đối với hàng dệt may và thuỷ sản phải trên bình diện quốc gia).

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w