CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI THUỘC BỘ

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 46)

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI THUỘC BỘ THƯƠNG MẠI.

1. Hoàn thiện quy trình quản trị chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại : nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại :

Để đảm bảo quản trị CLKD có hiệu quả, doanh nghiệp thương mại cần phải xây dựng và thực hiện được phương án chiến lược tối ưu với quy trình quản trị chiến lược kinh doanh mẫu được giới thiệu trong sơ đồ dưới đây :

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẪU CHO CÁC DNTM CHO CÁC DNTM

Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 47 1. Xác định nhiệm vụ mục

tiêu chiến lược hiện tại

Phân tích SWOT 3. Phân tích các nguồn lực để xác định điểm mạnh, điểm yếu 2. Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô 5. Mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm Mục tiêu doanh nghiệp Mục tiêu của các đơn vị chiến lược kinh doanh Mục tiêu của các bộ phận chức năng (Marketing, tài chính, nhân sự) 6. Chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược của các đơn vị chiến lược Chiến lược chức năng 7. Chính sách và phân bổ các nguồn lực 9. Thực hiện điều chỉnh chiến lược 8. Chọn cơ cấu tổ chức phù hợp với

chiến lược mới

10. Lãnh đạo, phân quyền và xây dựng quyền và xây dựng

văn hoá tổ chức

11. Đo lường đánh giá chiến lược chiến lược Đán h Thực hiện CL Hình thành CL

2. Hoàn thiện nội dung các bước thiết lập và thực thi chiến lược kinh doanh: doanh:

Sau khi đã xác định đúng quy trình quản trị CLKD, để có CLKD mang tính khả thi cao, bước đi tiếp theo có tính quyết định đối với công tác quản trị chiến lược là phải tổ chức khoa học khâu thiết lập chiến lược. Qua phân tích các yêu cầu và đánh giá thực trạng công tác thiết lập chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại như ở phần I và II trên đây. Để thiết lập chiến lược kinh doanh khả thi, thì trong khi xác định mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược, việc phân tích các cơ hội là hoạt động cần được ưu tiên đúng mức.

Việc thực hiện chiến lược ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp từ trên xuống và tác động mạnh đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh theo các chiến lược đã chọn. Việc thực hiện chiến lược là phức tạp và khó, tuy nhiên, những vấn đề chính tập trung trong thực thi chiến lược là : xây dựng cơ cấu tổ chức, tổ chức lại bộ máy quản trị doanh nghiệp để triển khai thực thi chiến lược. Để đảm bảo thực hiện chiến lược theo cách hữu hiệu nhất, quá trình triển khai thực hiện CLKD của doanh nghiệp thương mại bao gồm những bước cơ bản sau:

- Về lựa chọn mô hình tổ chức quản trị chiến lược kinh doanh : Mô hình quản trị CLKD tối ưu đối với loại hình doanh nghiệp thương mại là mô hình tổ chức kiểu các mô hình quản trị chiến lược. Tuy nhiên, lựa chọn một mô hình để phát huy hiệu quả quản trị chiến lược còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu được ban lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn quy định.

- Về phương pháp thực hiện chiến lược : Căn cứ vào thời gian thực hiện chiến lược là dài hạn hay ngắn hạn và căn cứ vào phạm vi của vấn đề chiến lược là lớn hay nhỏ.

- Nâng cấp năng lực của đội ngũ quản lý chủ chốt, phát hiện nhân tài quản lý để đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên thực hành chiến lược.

- Trong các giải pháp thực hiện chiến lược, cực kỳ chú trọng tới các giải pháp về kỹ thuật và công nghệ, tổ chức nhân sự, các giải pháp kinh tế khác và các giải pháp về marketing.

3. Tạo lập lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại thuộc Bộ thương mại : thương mại :

Tạo lập lợi thế cạnh tranh dài hạn phải là mục tiêu căn bản của quy trình thiét lập chiến lược và quản trị chiến lược. Lợi thế cạnh tranh được xác định ở tất cả các bước của quá trình thiết lập chiến lược. Để đảm bảo sự thắng lợi trong xây dựng lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định vị thế cạnh tranh trọng tâm. Một lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp chỉ có thể có được với 3 điều kiện :

- Thứ nhất, khách hàng phải nhận thức được sự khác biệt rõ ràng trong những đạc điểm quan trọng giữa sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh như các đặc điểm sản phẩm (chất lượng, giá, thẩm mỹ, tính năng, sự sẵn có, nhãn hiệu uy tín, dịch vụ sau khi bán), đặc điểm giao hàng.

- Thứ hai, sự khác biệt đó là kết quả trực tiếp của sự chênh lệch về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng giữa doanh nghiệp với các đói thủ cạnh tranh.

- Thứ ba, phải tạo một khoảng cách khả năng của sự khác biệt trong những đặc điểm quan trọng để làm cho đôí thủ cạnh tranh không thể bắt chước một cách dễ dàng các đặc điểm đó.

Với 3 điều kiện đó, tạo lập, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh về thực chất là tạo và duy trì những khác biệt và giảm chi phí kinh doanh. Vì vậy, các giải pháp tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cần tập trung vào.

3.1 Tạo ra những khác biệt trong kinh doanh thương mại.

- Khác biệt dịch vụ về mặt hàng trong quá trình quyết định và hình thành mặt hàng kinh doanh. Doanh nghiệp phải đảm bảo kết hợp lựa chọn mặt hàng kinh doanh hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

- Khác biệt dịch vụ về thời gian là sự ổn định về mặt thời gian trong kinh doanh đặc biệt là khâu bán buôn.

- Khác biệt dịch vụ bổ sung sau bán hàng và hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách sau bán hàng

Đối với doanh nghiệp thương mại bán buôn, dịch vụ sau bán hàng gồm : dịch vụ hỗ trợ hàng hoá trên thị trường; bảo vệ người tiêu dùng tránh những hàng hoá kém chất lượng; hoàn tất bao gói...

Đối với doanh nghiệp thương mại bán lẻ, mặc dù các dịch vụ thực hiện sau nhưng phải lập kế hoạch trước, có thể tính vào giá thành hàng hoá như : tư vấn tiêu dùng, hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt, vận chuyển, bảo hành, tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tạo sự khác biệt về cung ứng đặc trưng : bao gồm các khác biệt về con người, về vật chất và khác biệt về phương pháp và quy trình bán hàng.

3.2 Giảm chi phí :

Để có lợi thế cạnh tranh về chi phí, đối với doanh nghiệp thương mại cần hoàn thiện hệ thống hậu cần doanh nghiệp thương mại, làm cho hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp đủ mạnh, có thể đương đầu với những thách thức trong điều kiện hội nhập vào nề kinh tế khu vực và thế giới...

3.3 Tạo hình ảnh và nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm :

Tạo lập lợi thế cạnh tranh còn là việc tạo hình ảnh và nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm của doanh nghiệp. Về lý luận cũng như thực tiễn kinh doanh trong nền kinh tế htị trường cho thấy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp thương mại phải xây dựng một hình ảnh, một nhãn hiệu thương mại luôn có uy tín, đặc trưng cho các sản phẩm dịch vụ của mình.

4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và đièu chỉnh chiến lược kinh doanh. doanh.

Trong thực tiễn, chiến lược dù tốt đến đâu cũng chỉ là những dự kiến, giả định, còn thực tiễn là phong phú, đa dạng và biến đổi thường xuyên càng đề cao vai trò của việc theo dõi tình hình thực hiện chiến lược. Việc kiểm tra và điều chỉnh CLKD cho phép phân tích toàn diện, kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp hoặc chưa thích ứng để điều chỉnh lại, cũng có thể điều chỉnh trực tiếp mục tiêu và nội dung của CLKD hoặc gián tiếp thông qua các kế hoạch ngắn hạn, tác nghiệp. Để tiến hành công tác này cần lưu ý một số vấn đề chủ yếu như sau :

- Phương châm của việc kiểm tra và đánh giá chiến lược là phải quán triệt 2 phương châm : kéo dài và thực hiện mục tiêu chiến lược; điều chỉnh các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn theo định hướng chiến lược

- Xây dựng hệ thống kiểm tra chiến lược đảm bảo yêu cầu: các hệ thống kiểm soát chiến lược là các hệ thống đạt chỉ tiêu, kiểm định đánh giá và phản hồi để cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các nguồn thông tin về đánh giá chiến lược và cơ cấu tổ chức có phù hợp với các mục tiêu chiến lược hay không. Hệ thống kiểm soát hữu hiệu cần phải có đặc điểm: Đủ linh hoạt đẻ đối phó với các sự cố bất ngờ; Cung cấp thông tin đúng lúc. Vì vậy, sẽ là tối ưu nếu như xây dựng được một hệ thống kiểm soát chiến lược gồm 4 bước: Thiết lập các tiêu chí và chỉ tiêu kiểm soát; xác định hệ thống đo lường và thẩm định; đối chiếu hiệu năng thực sự với các chỉ tiêu được thiết lập; đánh giá kết quả và điều chỉnh khi cần thiết

- Khảo sát các loại hình kiểm tra chính:Kiểm tra thị trường, kiểm tra sản phẩm, kiểm tra hành chính và kiểm tra các đơn vị quản lý chiến lược.

- Đề ra các phương thức xúc tiến hoạt động quản lý chiến lược hiệu quả. - Làm phù hợp giữa các cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm tra chiến chiến lược.

Một phần của tài liệu đề xuất hoàn thiện quản trị chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thuộc bộ thương mại (Trang 46)