0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nắm vững thông tin thị trờng và ngời tiêu dùng Nhật

Một phần của tài liệu HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

II. Đánh giá về khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong thơng mạ

2. Về phía doanh nghiệp Việt Nam

2.4 Nắm vững thông tin thị trờng và ngời tiêu dùng Nhật

Tăng cờng hiểu biết thị trờng, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tơi sống là vô cùng cần thiết đối

với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Hàng hóa vào thị trờng Nhật qua nhiều khâu phân phối lu thông nên đến tay ngời tiêu dùng thờng có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cờng, chủ động đi khảo sát thị trờng, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của ngời Nhật là điều cần thiết.

Nắm chắc thông tin thị trờng một cách thờng xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thơng mại, đặc biệt là Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổ chức Xúc tiến Thơng mại Nhật Bản JETRO. Hiện nay JETRO có mẫu hớng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ nhờ giúp đỡ. Thị trờng Nhật Bản đòi hỏi một chiến lợc với tầm nhìn sâu rộng. Điều này đạt đợc bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tố nh: dung lợng thị trờng, các đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối, mức giá, giới hạn thời gian, những diễn biến đối với ngời sử dụng và ngời tiêu dùng, những xu hớng nghiên cứu và phát triển. Trớc khi có thể thâm nhập thị trờng Nhật Bản, các công ty phải điều tra nghiên cứu thị trờng này.

Doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm, sử dụng chuyên gia t vấn Nhật trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của ngời Nhật, quản lý chất lợng, giảm giá thành v.v.. Hiện nay Nhật Bản đang có chơng trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nớc đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cờng chất lợng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trờng, phát triển nguồn nhân lực (chơng trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật, công nghệ, quản lý chất lợng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, t vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industries) bảo vệ môi trờng...(JESA-II). Chơng trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức Nhà nớc và t nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chơng trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng Đại diện JETRO hoặc qua Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam (Bộ phận thị trờng Nhật).

Doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hóa sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật. Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trờng và tiếp xúc bạn hàng, ngời tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh

doanh và thành công cho doanh nghiệp. Hiện nay, lợng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng, hơn nữa lại có nhiều ngời Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam nên việc tăng cờng tiếp thị tại chỗ qua các cửa hàng bán đồ lu niệm tại những điểm du lịch hoặc cửa khẩu cũng là một biện pháp tốt tạo tiếng vang cho sản phẩm.

Do đặc điểm của công việc, chính sách kinh doanh và cách thức thành lập công ty ở Nhật, việc đa ra quyết định ở Nhật thờng tốn nhiều thời gian hơn so với các nớc khác. Việc tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng tại thị trờng Nhật Bản là điều không thích hợp. Điều cốt yếu là không đợc bỏ cuộc giữa chừng, muốn thành công phải có sự quyết đoán và lòng kiên trì. Trong khi mỗi thị trờng trên thế giới đều có những điểm khác nhau thì đối với thị trờng Nhật Bản một điểm dễ nhận thấy nhất là ta không thể hiểu rõ thị trờng này nếu không sống ở đó. Rất nhiều công ty ở Nhật rất khó khăn trong việc thuyết phục công ty mẹ về những ý kiến họ đa ra. Một số cho rằng tình trạng trên là do phải làm việc với các sếp ở xa, không ở trên đất Nhật. Công ty mẹ cần sớm xem xét thấu đáo việc giao quyền quyết định cho công ty con hay phía đối tác Nhật Bản trong liên doanh. Song việc chuyển giao quyền này đến mức nào là một vấn đề quan trọng để công việc kinh doanh đợc trôi chảy ở Nhật.

Khi thành lập một công ty con hay một liên doanh để thâm nhập vào thị tr- ờng Nhật, chiến lợc quản lý của phía đối tác Nhật Bản sẽ ảnh hởng sâu sắc đến hoạt động của công ty. Những hoạt động kinh doanh sau này của phía Nhật Bản cũng gây ra những ảnh hởng tơng tự. Câu hỏi chính luôn đợc đặt ra là liệu có hay không sự tơng đồng về triết lý và chủ thuyết kinh doanh giữa hai bên. Nếu hai bên có sự tơng đồng thì việc hợp tác kinh doanh sẽ diễn ra trôi chảy, nhng nếu hai bên có sự bất đồng, khác biệt thì cần sớm có sự bàn bạc (tham khảo ý kiến). Trờng hợp này, hai bên cần có những cuộc tranh luận, bàn bạc tham khảo để tăng cờng sự hiểu biết lẫn nhau.

Trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo công ty cần phải quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu - phát triển và công nghệ. Rất nhiều công ty khi tham nhập vào thị trờng Nhật đã đầu t khá nhiều (dành nhiều ngân sách) tiền của và nguồn nhân lực cho bộ phận nghiên cứu - phát triển (R & D).

Nhiều Công ty nớc ngoài thờng cho rằng sản phẩm của mình tiêu thụ đợc ở thị trờng nội địa chẳng có lý gì không bán đợc ở Nhật. Tuy nhiên, những sản phẩm và dịch vụ đó không đáp ứng đợc nhu cầu tại thị trờng Nhật Bản nên kết cục thờng thất vọng. Một nhà sản xuất thiết bị gia dụng Mỹ đã thử bán sản phẩm tủ lạnh của mình ở Nhật nhng không thành công vì tủ lạnh của công ty này quá

to, không phù hợp với nhà ở của ngời Nhật. Trờng hợp khác, một công ty liên doanh vốn nớc ngoài chuyên sản xuất đồ nội thất đã thành công khi sản xuất ghế sô-pha có gầm thấp sát dới sàn, phù hợp với thói quen ngồi dới sàn nhà của ngời Nhật. Một quản lý của công ty lý giải: “Sản xuất đồ nội thất là ngành liên quan mật thiết đến đặc điểm từng khu vực và khách hàng sống ở khu vực đó” chúng tôi thiết kế và làm ra những sản phẩm mà ngời tiêu dùng địa phơng mong muốn.

Những Công ty có cơ sở sản xuất và nhà máy ở những vùng xa trung tâm có thể nhận đợc những u đãi về thuế, trợ giá và những khoản vay lãi nhẹ. Đây là những biện pháp u đãi mà Chính phủ Nhật cũng nh các nớc khác áp dụng để khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn nớc ngoài có thể tận dụng những hệ thống cho vay nhẹ lãi điều hành bởi các cơ quan tài chính của Chính phủ.

Tóm lại, Nhật Bản là thị trờng có mức bảo hộ cao, ngời tiêu dùng Nhật Bản cũng là những khách hàng thuộc vào loại khó tính nhất thế giới. Do đó, nếu chúng ta không nắm vững những đặc điểm riêng của thị trờng này về tập quán, văn hoá sinh hoạt, tiêu dùng của ngời dân; lu thông, phân phối hàng hóa; chính sách kinh doanh của các công ty Nhật v.v.. mà vội vã xuất khẩu hàng hóa thì sẽ phải gánh chịu những rủi ro rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam không có sự lựa chọn khác là phải nghiên cứu, trau dồi kinh nghiệm, học hỏi qua các kênh thông tin, đầu t các chuyến đi khảo sát thực tế... để kinh doanh thành công.

Kết luận

Quan hệ thơng mại Việt Nam-Nhật Bản trong những năm trở lại đây đã có bớc phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò đầu tàu trong các hoạt động kinh tế đối ngoại giữa hai nớc. Về tốc độ tăng trởng trung bình hàng năm của thơng mại Việt-Nhật cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trởng chung của ngoại thơng Việt Nam. Điều này góp phần bảo đảm vị trí hàng đầu của Nhật trong quan hệ thơng mại với Việt Nam. Trên thực tế cho thấy thị trờng Nhật Bản đã chấp nhận hàng hóa của Việt Nam và triển vọng tơng lai sẽ còn gia tăng hơn nữa. Đồng thời, Nhật cũng ngày càng là thị trờng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, nhất là với những thiết bị hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá.

Tuy nhiên, trong xuất khẩu, chúng ta cha tạo đợc nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn. Phần lớn là chỉ tìm kiếm những cái có sẵn (không phải nhiều) để xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong giai đoạn trớc mắt là phải xây dựng đợc một chiến lợc về sản phẩm xuất khẩu nói chung, đối với từng thị trờng, trong đó có Nhật Bản nói riêng. Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam. Để giải quyết, Nhà nớc cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hớng mạnh vào xuất khẩu. Nhà nớc cần có chính sách nuôi dỡng các ngành kinh tế tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng hiện đại hoá công nghệ v.v..

Tuy kim ngạch buôn bán hai chiều của ta với Nhật Bản có sự gia tăng mạnh trong thập niên vừa qua, song cần thấy với mức khoảng 4,7-4,8 tỷ USD là còn nhỏ so với quan hệ thơng mại của Nhật với các quốc gia khác. Tỷ trọng th- ơng mại Việt-Nhật chỉ chiếm khoảng trên 0,2% tổng kim ngạch ngoại thơng của Nhật nhng lại chiếm tới 18%-19% tổng kim ngạch ngoại thơng của Việt Nam. Nh vậy thị trờng Nhật Bản rõ ràng có vai trò, ý nghĩa đối với xuất-nhập khẩu của Việt Nam, song ngợc lại, thị trờng Việt Nam, xét trên phơng diện kinh tế, cha phải có sức nặng đối với hoạt động ngoại thơng của Nhật Bản.

Mặt khác, hàng xuất khẩu của ta đã vấp phải sức cản mãnh liệt của hàng rào kỹ thuật. Đó là những lực cản vô hình song lại vô cùng hiệu quả của Chính phủ Nhật Bản để hạn chế nhập khẩu. Các doanh nghiệp của Việt Nam muốn vợt qua đợc các rào cản này để đa hàng hóa đến đợc với ngời tiêu dùng Nhật Bản sẽ không chỉ phải tìm hiểu cặn kẽ luật pháp Nhật Bản mà còn phải nghiên cứu kỹ những tập quán thơng mại mà đặc biệt là văn hoá, thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của ngời Nhật. Họ cũng cần phải có định hớng thâm nhập thị trờng Nhật Bản rõ ràng và thích hợp, lựa chọn đúng đối tác, tạo uy tín bằng việc nâng cao chất lợng hàng hóa và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Hàng hóa của ta phải có mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, tạo đợc sự độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Ngoài ra, để có một chiến lợc lâu dài doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu t cho công nghệ, nghiên cứu và phát triển; năng động trong chính sách kinh doanh và coi trọng yếu tố con ngời. Đồng thời họ cũng cần phải tranh thủ các u đãi, sự giúp đỡ cũng nh các yếu tố thuận lợi từ phía Chính phủ Nhật Bản, tranh thủ cơ hội thâm nhập thị trờng từ các tổ chức xúc tiến thơng mại của hai bên.

Trong xu thế ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực Châu á-Thái Bình Dơng cùng dấu hiệu tích cực trong cải cách phát triển kinh tế ở cả hai quốc gia, với việc phối hợp chặt chẽ triển khai những giải pháp cơ bản nêu trên, chúng ta

có cơ sở hy vọng nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào thị tr- ờng Nhật Bản, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nớc.

Tài liệu tham khảo

[1] - Bộ Thơng Mại-Báo cáo về quan hệ kinh tế, thơng mại Việt Nam-Nhật Bản, ngày 05/03/2003.

[2] - Bộ Kế hoạch và Đầu t, Dự báo phát triển thơng mại Việt Nam đến 2010 [3] - Bộ Thơng mại. Báo cáo phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 1996-2000 [4] - Bộ Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995 [5] - Bộ Luật Hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 [6] - Báo Doanh Nghiệp, các số năm 2002 và 2003

[7] - Báo Đầu t, các số năm 2002 và 2003

[8] - Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, các số năm 2002 và 2003

[9] - Bùi Xuân Lu, Trần Quang Minh-Chính sách ngoại thơng Nhật Bản, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001

[10] - Các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001.

[11] - Đại sứ quán Nhật bản - Gơng mặt Nhật Bản, 2003 [12]- Đại sứ quán Nhật Bản-Các bản tin năm 2002

[13] - JETRO (Japan Eternal Trade Organization) - Nhật Bản, 2003

[14] - Vũ Thị Kim Nhung – Kinh doanh với thị trờng Nhật Bản, Nhà xuất bản lao động, 2001.

[16] - VJCC-FTU – Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam sang một số thị trờng khu vực và Nhật Bản, Khoá học 11/2001

[17] - Dơng Hữu Hạnh-Nghiên cứu thị trờng xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống kê, 2000

[18] - Ngô Xuân Bình-Hồ Việt Hạnh – Nhật Bản năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2002

[19] - United Publishers Inc., - Nhật Bản, tăng cờng hợp tác và hiểu biết, 97-98, Xuất bản lần thứ ba

[20] - Nguyễn Anh Tuấn-Nguyễn Thị Nh Hoa – Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001.

[21] - Vũ Văn Hà - Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản trong những năm 90 và triển vọng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2000.

[22] - Cục Sở hữu Công Nghiệp – Tạp chí chuyền đề 20 năm xây dựng và phát triển, 2002

[23] - Cục Tiêu chuẩn Đo lờng Chất lợng-Tạp chí chuyên đề, các số năm 2001 và 2002

[24] - Thông tấn xã Việt Nam-Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 1246, Chủ Nhật, ngày 30/03/2003

[25] - Tạp chí Thị trờng Chủ Nhật-Ban Vật giá Chính phủ, số 3882, ngày 09/032003.

[26] - Trần Anh Phơng: Tác động của thơng mại Việt Nam-Nhật Bản đối với ngoại thơng nớc ta những năm 90, Nghiên cứu kinh tế, số7, tháng7/2000

[27] - Tạp chí “Nghiên cứu Nhật Bản”, các số năm 2001, 2002 và 2003 [28] - Thị trờng Nhật Bản, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1997

Phụ lục

Các tổ chức Chính phủ phụ trách và Luật áp dụng đối với Quyền sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản

Loại Ví dụ Thời gian

bảo hộ Luật ápdụng Cơ quanđăng ký Phát minh Một ý tởng về một sản phẩm

hoặc một phơng pháp kỹ thuật tân tiến (kể cả một chơng trình máy vi tính liên quan đến một thiết bị phần cứng, một giống cây trồng mới, một vi sinh vật)

20 năm kể từ ngày ứng dụng (từ 7- 1945)

Luật Bằng

sáng chế Cơ quan phátminh sáng chế Nhật Bản

Thiết bị Thiết bị kỹ thuật của một sản phẩm (hình dáng kết cấu hoặc toàn bộ). 6 năm kể từ ngày ứng dụng Luật mô hình hữu dụng Cơ quan phát minh sáng chế Nhật Bản Thiết kế Thiết kế hình dáng một sản

phẩm có sức truyền cảm đẹp 15 năm kể từ ngày đăng ký

Luật Thiết

kế Cơ quan phátminh sáng chế Nhật Bản Nhãn hiệu

hàng hoá Nhãn hiệu hàng hoá bằng chữ hoặc hình ảnh đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. 10 năm kể từ ngày đăng ký (có thể gia hạn) Luật Nhãn hiệ hàng hoá Cơ quan phát minh sáng chế Nhật Bản Tác phẩm Một ý tởng hoặc cảm nghĩ đợc

thể hiện một cách sáng tạo (văn

Một phần của tài liệu HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×