Thuận lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng mỡ (manglietia conifera dandy) trồng ở các tuổi khác nhau tại chợ đồn -bắc kạn. (Trang 37)

Chợ Đồn là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, với địa hình mang tích chất chuyển tiếp từ trung du lên miền núi. Khí hậu mang tích chất nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp nhƣ Keo, Bạch đàn Urophylla, bồ đề…Đây là một lợi thế để phát triển trồng rừng thành kinh tế mũi nhọn.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 51% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, điều kiện giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ và đƣờng thủy nên có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nhƣ giấy sợi, ván nhân tạo…Việc đánh giá khả năng tích lũy Carbon của diện tích rừng trồng trong khu vực có thể là định hƣớng mới phù hợp cho phát triển của khu vực. Mở ra cơ hội cho phát triển chi trả dịch vụ môi trƣờng, từ đó khuyến khích ngƣời dân tham gia vào trồng và phát triển rừng.

Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhƣng một số diện tích đất nằm ở những địa hình phức tạp (bởi 2 dãy núi), hàng năm điều kiện thời tiết bất thƣờng nhƣ lũ quét, sƣơng muối… gây ra những khó khăn đời sống cũng nhƣ các hoạt động sản xuất của một số bộ phận ngƣời dân.

Việc đổi mới phƣơng thức sản xuất, kinh doanh từ nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, đa dạng sản phẩm, chất lƣợng cao còn ít. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến của các cơ sở còn lạc hậu, gây lãng phí nguyên liệu và hiệu quả chƣa cao. Nhiều cơ sở chế biến mang tính tự phát, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc sản xuất kinh doanh cụ thể. Hiện nay, các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ đạt gần 20%, còn chủ yếu nguyên liệu đƣợc bán cho các địa phƣơng khác. Do đó trong thời gian tới Chợ Đồn cần rà soát, đánh giá các hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời trồng rừng; khuyến khích các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ công nghệ chế biến hiện đại, hạn chế tiêu thụ nguyên liệu thô, gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích liên doanh liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm; làm tốt công tác dự báo thị trƣờng, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ lâm sản, đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ chế biến gỗ.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.1. Xác định sinh khối tƣơi của rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

4.1.1. Sinh trƣởng và chỉ tiêu trung bình của rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

Sinh khối của rừng chính là kết quả của quá trình sinh trƣởng các cây cá lẻ trong quần thể, cây rừng sinh trƣởng nhanh thì sinh khối tạo ra càng lớn, hàm lƣợng CO2 hấp thụ đƣợc càng nhiều. Kết quả điều tra về sinh trƣởng của rừng trồng Mỡ ở các tuổi khác nhau đƣợc thể hiện ở phụ lục 1 cho thấy: Mỡ trong cùng một độ tuổi có sự biến động tƣơng đối cao về chỉ tiêu sinh trƣởng D1.3 và HVN là cao ở các ô tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể: Ở tuổi 4 có D1.3 biến động từ 2,2cm đến 5,6 và HVN biến động từ 2,5 - 4.5m. Ở tuổi 10, Mỡ có D1.3 biến động từ 7,7-12,8cm và chiều cao HVN biến động từ 5,7-11,5m. Điều này bị ảnh hƣởng bởi yếu tố lập ô tiêu chuẩn ở các vị trí chân, sƣờn và đỉnh khác nhau. Ngoài ra do việc chọn giống ban đầu không đƣợc thuần nhất về chất lƣợng hạt giống khi trồng ở các vị trí khác nhau.

Từ kết quả đo đếm thể hiện tại phụ lục 1, cho ta thấy các chỉ tiêu sinh trƣởng trung bình của rừng trồng mỡ ở các tuổi 4 và 10 nhƣ sau:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10 Số hiệu OTC Tuổi N (cây/ha) D1.3 (cm) HVN (m) G M

(m2/cây) (m2?/ha) (m3/cây) (m3/ha)

01 4 1660 3,91 3.27 0,0012 19,9520 0,0021 3,5463 02 1660 4,13 3.34 0,0013 20,1310 0,0026 4.3168 03 1660 3,61 3.03 0,0010 17,2920 0,0017 2,8257 TB 1660 3,88 3.21 0,0012 19,1250 0,0019 3,5629 01 10 1500 9,96 8,06 0,0080 11,9809 0,0481 72,1451 02 1500 9,64 7,58 0,0075 11,2019 0,0388 58,1405

Qua bảng 4.1 cho thấy, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm tăng ở rừng Mỡ trồng tuổi 4 có D1.3= 0,97 cm/năm, HVN= 0,80 m/năm, trữ lƣợng là 0,89 m3/ha/năm; còn ở tuổi 10 có D1.3= 0,97 cm/năm, HVN= 0,78 m/năm, trữ lƣợng là 6,44 m3/ha/năm. Điều đó chứng tỏ rằng tại địa bàn nghiên cứu, Mỡ tuổi 10 có tốc độ tăng trƣởng về D1.3 và HVN cao hơn rõ rệt so với tuổi 4. Đây cũng là căn cứ cần để đề xuất ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp tác động vào các độ tuổi cần thiết của đối tƣợng nghiên cứu nhằm tạo ra đƣợc trữ lƣợng rừng cao nhất.

Dựa vào kết quả tính cây trung bình ở bảng 4.1, có thể lựa chọn từ mỗi ô tiêu chuẩn 3 cây mẫu có các chỉ tiêu gần nhất với các chỉ số của cây trung binh. Kết quả lựa chọn cây mẫu đƣợc ghi lại trong Bảng 4.2 nhƣ sau:

Bảng 4.2: Thông tin sinh trƣởng của cây mẫu Số hiệu

OTC Tuổi Cây

mẫu Vị trí D1.3 (cm) HVN (m) M (m 3/cây) 01 4 1 Sƣờn 3.9 3.2 0,0021 2 4.0 3.4 0,0023 3 3.8 3.3 0,0026 02 4 Chân 4.2 3.5 0,0027 5 4.0 3.2 0,0022 6 4.1 3.3 0,0024 03 7 Đỉnh 3.6 2.9 0,0016 8 3.7 3.2 0,0019 9 3.5 2.9 0,0015 01 10 1 Chân 10.1 8.2 0,0361 2 10.0 8.0 0,0345 3 9.8 8.0 0,0318 02 4 Sƣờn 9.8 7.8 0,0323 5 9.5 7.5 0,0292 6 9.7 7.4 0,0300 03 7 Đỉnh 9.8 7.8 0,0323 8 9.5 8.0 0,0312 9 9.5 7.4 0,0289

đỉnh và cho từng độ tuổi nghiên cứu.

4.1.2. Sinh khối tƣơi của rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

4.1.2.1. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ của rừng trồng Mỡ ở tuổi 4 và 10

Sinh khối của quần thể đƣợc tạo nên từ sinh khối của các cây cá lẻ khác nhau, mỗi cây cá lẻ có thể tạo nên những đặc trƣng nhất định cho quần thể mà chúng đóng góp vào sinh khối. Sinh khối cây cá lẻ là một chỉ tiêu biểu thị sinh trƣởng, tăng trƣởng của cây rừng, là kết quả của quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong cây, cây sinh trƣởng nhanh có đƣờng kính và chiều cao lớn thì cho sinh khối lớn, ngƣợc lại cây sinh trƣởng chậm có đƣờng kính và chiều cao thấp thí sinh khối thấp. Vì vậy sinh khối cây luôn có quan hệ chặt chẽ với đƣờng kính và chiều cao của cây.

Sinh khối của cây rừng tập trung chủ yếu ở các bộ phận trên và dƣới mặt đất. Sinh khối trên mặt đất bao gồm sinh khối thân, cành, lá, và hoa quả, Sinh khối dƣới mặt đất chính là sinh khối tƣơi phần của rễ cây. Tuy nhiên đối tƣợng nghiên cứu là rừng ở độ tuổi còn nhỏ nên phần sinh khối hoa và quả là không đáng kể nên phần sinh khối này đƣợc tính cùng với sinh khối lá. Kết quả nghiên cứu sinh khối đƣợc tiến hành trên 6 OTC điển hình cho mỗi độ tuổi đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá lẻ rừng trồng Mỡ ở tuổi 4 và 10

Tuổi OTC Thân

(%) Cành (%) Lá (%) Rễ(%) Tổng kg/cây 4 1 39,00 20,28 28,86 11,86 12,82 2 40,41 19,17 22,28 18,13 11,72 3 41,67 18,06 25,00 15,28 10,70 TB 40,36 19,17 25,3 15,09 11,04 10 4 53,93 17,41 13,1 15,56 64,90 5 49,38 18,52 12,55 19,55 58,61

cùng một độ tuổi thì sinh khối cây cá lẻ có sự khác biệt nhỏ. Sự khác biệt này là do các cây mọc ở các vị trí khác nhau, do vậy có khác nhau về mặt không gian dinh dƣỡng nên tốc độ sinh trƣởng của các cây có sự khác nhau. Thƣờng thì những cây ở vị trí chân đồi có các chỉ tiêu sinh trƣởng và sinh khối cao hơn những cây ở các vị trí khác. Sinh khối cây cá lẻ ở tuổi 4 dao động từ 10,7 –12,82 kg/cây, trung bình là 11,04kg/cây. Sinh khối cây cá lẻ ở tuổi 10 biến động từ 52,33 - 64,9kg/cây, trung bình là 58,61kg/cây. Quá trình tích lũy sinh khối tƣơi theo thời gian của cây cá lẻ theo độ tuổi đƣợc minh họa bằng Hình 4.1.

Hình 4.1. Biểu đồ sinh khối tƣơi cây cá lẻ theo tuổi

* Về cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá lẻ: Cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá lẻ Mỡ bao gồm 4 phần là thân, cành, lá và rễ. Sinh khối tập trung chủ yếu ở phần thân sau đó đến phần rễ, cành và thấp nhất là phần lá. Cụ thể nhƣ sau:

+ Tuổi 4: Sinh khối phần thân chiếm 40,36%; rễ chiếm 15,09%; cành chiếm 19,17% và lá chiếm 25,3% (xem Hình 4.2).

Hình 4.2. Tỉ lệ sinh khối tƣơi của các bộ phận cây cá lẻ Mỡ tuổi 4

Hình 4.3. Tỉ lệ sinh khối tƣơi của các bộ phận cây cá lẻ Mỡ tuổi 10

+ Tuổi 10: Sinh khối thân chiếm 52,05%; rễ chiếm 16,49%; cành chiếm 17,61% và lá chiếm 13,84% (xem Hình 4.3).

Nhƣ vậy, sinh khối cây cá lẻ tập trung chủ yếu ở phần thân cây sau đó đến phần rễ cây, cành cây và thấp nhất là phần lá của cây. Cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ lệ phần trăm sinh khối thân cây cũng tăng lên trong khi tỷ lệ này của rễ, cành

Sinh khối tƣơi của cây rừng là trọng lƣợng tƣơi của cây rừng trên một đơn vị diện tích thƣờng tính bằng tấn/ha. Sinh khối của lâm phần không những phụ thuộc vào điều kiện nơi mọc, tuổi mà còn phụ thuộc và mật độ lâm phần. Kết quả cụ thể về sinh khối tƣơi của lâm phần đƣợc tổng hợp ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Sinh khối tƣơi của rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

Tuổi Mật độ Trên mặt đất Dƣới mặt đất Tổng (tấn/ha) Thân (tấn/ha) Cành (tấn/ha) (tấn/ha) Tổng tấn/ha % tấn/ha % 4 1660 7.397 3.513 4.637 18.312 84.9 2.765 15.1 21.077 10 1500 45.760 15.482 12.167 87.906 85.5 14.497 14.5 102.403

Bảng 4.4. cho thấy, lƣợng sinh khối tƣơi biến động rất lớn giữa các bộ phận (thân, cành, lá, rễ). Bộ phận thân có sinh khối cao nhất, đạt 7,397 tấn/ha ở tuổi 4, và ở tuổi 10 đạt 45,76 tấn/ha; sau đó là bộ phận cành đạt sinh khối 3,513 tấn/ha ở tuổi 4, đạt 15,482 tấn ở tuổi 10; bộ phận rễ ở cấp tuổi 4 đạt 2.765 tấn/ha, cấp tuổi 10 đạt 14,497 tấn/ha; và bộ phận lá có sinh khối 4,637 tấn/ha, 12,167 tấn/ha tƣơng ứng với các tuổi 4 và 10.

Nhìn chung, sự chênh lệch về trữ lƣợng sinh khối tƣơi giữa các tuổi là rất lớn giữa tuổi 4 và tuổi 10, cụ thể; 21,077 tấn/ha với mật độ 1660 cây ở tuổi 4; 102,403 tấn/ha với mật độ 1500 cây/ha ở tuổi 10.

So sánh với kết quả nghiên cứu về sinh khối của rừng Mỡ trồng thuần loài cấp tuổi 10 của tác giả Lý Thu Huỳnh (2007) ở Tuyên Quang và Phú Thọ cho thấy sinh khối tƣơi ở tuổi 10 của rừng trồng trồng Mỡ ở khu vực Chợ Đồn, Bắc Kạn cao hơn (ở Tuyên Quang là 67,203tấn/ha, ở Phú Thọ là 67,803tấn/ha còn ở Chợ Đồn - Bắc Kạn là 102,403tấn/ha). Điều này cho thấy khả năng sinh trƣởng của lâm phần Mỡ

4.2.1. Sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

Sinh khối khô của thực vật là khối lƣợng vật chất khô kiệt sau khi đƣợc sấy trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ nào1050C và thời gian 6-8 giờ. Sinh khối khô của cây cá lẻ Mỡ bao gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ của cây. Nhƣ vậy, sinh khối khô của các bộ phận là sinh khối tƣơi trừ đi hàm lƣợng nƣớc trong các bộ phận đó.

Với 3 cây mẫu cho mỗi OTC đƣợc tiến hành chặt hạ đo đếm sinh khối tƣơi sau đó đem sấy khô kiệt của 18 cây mẫu. Kết quả xác định hàm lƣợng nƣớc cây cá lẻ Mỡ ở các tuổi nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở Bảng 4.5

Bảng 4.5: Tính toán ẩm độ theo từng bộ phận của cây cá lẻ rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

Tuổi Trên mặt đât (%) Dƣới mặt

đất (%) Ghi chú

Thân Cành

4 61,34 59,76 65,98 68,92

10 56,94 54,07 58,66 59,28

Bảng 4.5 cho thấy hàm lƣợng nƣớc trong sinh khối của các bộ phận chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là ở bộ phận lá cây chiếm 65,98% ở tuổi 4 và chiếm 58,66% ở tuổi 10. Nhìn vào bảng tính ẩm độ trên ta thấy, với 2 cấp tuổi nghiên cứu thì tổng thể hàm lƣợng nƣớc giảm dần theo tuổi.

Sau khi tách nƣớc, tỷ lệ sinh khối khô của bộ phận trên và dƣới mặt đất có sự thay đổi so với tỷ lệ sinh khối tƣơi vì ẩm độ trong các bộ phận của cây là khác nhau.

Tuổi OTC Trên mặt đất Dƣới mặt đất Tổng (Kg) Tỷ lệ dƣới/trên Thân Cành Trên mặt đất Rễ Kg % Kg % Kg % Kg Kg % 4 1 1,70 43,96 0,60 15,48 1,07 27,54 3,37 86,98 0,50 13,02 3,87 0,25 2 1,71 38,30 1,46 32,70 0,78 17,51 3,96 88,51 0,51 11,49 4,47 0,33 3 1,31 45,51 0,69 23,88 0,45 15,45 2,45 84,84 0,44 15,15 2,88 0,28 TB 1,58 42,59 0,92 24,02 0,77 20,17 3,26 86,78 0,49 13,22 3,74 0,28 10 1 14,97 55,32 4,87 17,99 3,31 12,24 23,14 85,55 3,91 14,45 27,05 0,31 2 10,53 49,02 4,34 20,23 2,57 11,95 17,44 81,2 4,04 18,80 21,47 0,32 3 11,32 52,23 3,95 18,22 3,44 15,88 18,71 86,33 2,96 13,67 21,67 0,31 TB 12,27 52,19 4,39 18,81 3,106 13,36 19,76 84,36 3,64 15,64 23,40 0,31

Bảng 4.6 cho thấy trọng lƣợng sinh khối khô của cây cá lẻ có sự khác biệt giữa các tuổi. Ở tuổi 4 có mức độ tƣơng đối đồng đều hơn từ 2.88- 4.47kg/cây. Sự dao động này tăng lên theo độ tuổi, từ 21.67kg – 27.05kg/cây ở tuổi 10.

Về cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ rất khác nhau. Sinh khối khô tập trung chủ yếu ở phần thân cây, sau đó đến phần cành cây, rễ cây và thấp nhất là ở phần lá của cây. Cụ thể:

+ Tuổi 4: Sinh khối thân chiếm tỷ lệ 42,59% tổng sinh khối của cây cá lẻ, trong khi đó sinh khối cành chiếm 20,17%, sinh khối lá chiếm 24,02% và sinh khối rễ chiếm 13,22% tổng sinh khối.

+ Tuổi 10: Sinh khối thân chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng sinh khối của cây cá lẻ trong khi đó sinh khối lá chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể: Sinh khối thân chiếm 52,19% trong tổng sinh khối, sinh khối cành chiếm 18,81%, sinh khối rễ chiếm 15,64% và sinh khối lá là 13,36%.

Nhƣ vậy có thể thấy sinh khối khô của cây cá lẻ tăng mạnh ở tuổi 10 . Ở tuổi 4 sinh khối khô của cây cá lẻ đạt trung bình là 3,34kg/cây, nhƣng sang đến tuổi 10 đã đạt đến 23,4kg/cây. Cùng với tuổi tăng lên thì sinh khối của phần thân cây cũng tăng lên, tuy nhiên sinh khối của các phần khác của cây giảm đi. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua các biểu đồ sau:

Hình 4.4. Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Mỡ tuổi 4

4.2.2. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng trồng Mỡ ở các tuổi 4 và 10

Sinh khối khô của lâm phần là trọng lƣợng khô kiệt của cây trên một đơn vị diện tích (tính bằng tấn/ha). Đề tài đã tiến hành chặt hạ đo đếm sinh khối tƣơi sau đó đem sấy khô kiệt của 18 cây mẫu, tổng số mẫu đem sấy là 72 mẫu cho các bộ phận thân, cành, lá và rễ của cây sau đó từ các cây cá lẻ tính trung bình cho toàn lâm phần theo mật độ của từng cấp tuổi. Kết quả xác định sinh khối khô cho các lâm phần theo 2 độ tuổi đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.7. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng trồng Mỡ tuổi 4 và 10

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng mỡ (manglietia conifera dandy) trồng ở các tuổi khác nhau tại chợ đồn -bắc kạn. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)