Trên đây là một vài nét cơ bản về các công trình nghiên cứu về hấp thụ carbon trong và ngoài nƣớc. Thông qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ta có thể nhận thấy lĩnh vực nghiên cứu trữ lƣợng carbon, động thái hấp thụ carbon của rừng còn rất mới mẻ và rất cần sự quan tâm của các nhà khoa học.
Việc định lƣợng carbon mà rừng hấp thụ là một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp, nó liên quan đến nhiều vấn đề nội tại của thực vật vì vậy phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung và xác định lƣợng carbon tích lũy tại thời điểm nghiên cứu.
Thị trƣờng về mua bán carbon đã bắt đầu sôi động, bao gồm cả vấn đề cơ chế giảm phát thải và khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
Việc nghiên cứu trữ lƣợng carbon hấp thụ của rừng là bƣớc ngoặt quan trọng trong việc xác định cơ sở để thực hiện Nghị định thƣ Kyoto đồng thời nó còn góp phần vào bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học, giảm thiểu phát thải khí nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng. Đây cũng là một cơ hội để khẳng định chức năng môi trƣờng của rừng cũng nhƣ giá trị đích thực của rừng, cơ hội thƣơng mại carbon, một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh lâm nghiệp mà trƣớc đây hầu nhƣ chƣa hề đề cập đến.
CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Về khoa học: Xác định đƣợc sinh khối và lƣợng carbon tích luỹ của rừng trồng Mỡ ở các cấp tuổi khác nhau tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.
* Về thực tiễn: Đề xuất một số ứng dụng trong xác định sinh khối và lƣợng carbon tích luỹ của rừng trồng Mỡ ở các cấp tuổi khác nhau tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.