Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là loài cây thân gỗ nhỡ lá rộng thƣờng xanh, chiều cao có thể đạt tới 20 - 25m và đƣờng kính 20 - 50cm.
Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo gỗ và giá trị sử dụng của Mỡ cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Mỡ có màu sáng, trọng lƣợng trung bình với tỉ trọng từ 320 – 580 kg/m3
với độ ẩm 15%. gỗ có chất lƣợng tốt, có thể sử dụng làm nhà, cầu, đóng đồ, trang trí mặt ngoài và gỗ dán, cũng có thể dùng trong nghệ thuật chạm khắc.
Nghiên cứu về đất dƣới tán rừng Mỡ cho thấy sự hình thành đất mùn dƣới tán rừng Mỡ nhanh hơn với một lƣợng axit fulvic cao hơn đất ở các vùng khác. Mỡ có thể trồng xen canh với Dứa và Quế làm thành một hệ thống hàng rào cây xanh để giảm bớt hiện tƣợng xói mòn đất và cải thiện độ màu mỡ của đất.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cây Mỡ đều tập trung vào những vấn đề nhƣ: thu hái chế biến, bảo quản hat (Lê Thị Hào, 1965); gieo ƣơm cây con (Nguyễn Minh Hằng, 1976); phòng trừ sâu bệnh (Nguyễn trung Tín, 1975); tỉa thƣa rừng trồng (Lƣơng Văn Thái, 1971) ... và nhiều nghiên cứu khác. tất cả những nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc kinh doanh rừng Mỡ thành công trên miền Bắc nƣớc ta trong những năm qua.
Hiện nay Mỡ là một trong 20 loài cây đƣợc xác định là loài cây trồng rừng chính nhằm đáp ứng cho các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về cung cấp gỗ, nguyên liệu công nghiệp, chất đốt, phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng. Đây cũng là đối tƣợng rất cần đƣợc quan tâm của các dự án trồng rừng CDM và định giá rừng ở nƣớc ta.