Các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách

sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc

Để các nhóm giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy tác dụng, vấn đề hết sức quan trọng là đổi mới nhận thức và tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc. Để làm được điều này, cần tập trung vào một số nhiệm vụ:

Trước hết, cần phải tạo ra sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên ở trong cơ quan Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể nhất là những người làm công tác dân tộc, những người đang trực tiếp làm công tác hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực tiễn liên quan trực tiếp tới công tác dân tộc từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở.

Thứ hai, vấn đề đổi mới, tạo sự đồng thuận trong nhận thức phải hướng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở

tỉnh Thừa Thiên Huế. Với đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện quan trọng để tạo được sự đồng thuận trong nhận thức chính là hiệu quả thực tế của những chính sách đem lại cho đồng bào thông qua những lợi ích được hưởng, sự công bằng, bình đẳng trong phát triển. Để làm được điều này, những chính sách dân tộc phải thiết thực, cụ thể, minh bạch, hữu ích tạo được lòng tin, sự ủng hộ của đồng bào.

Thứ ba, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc (ở đây hiểu theo nghĩa quốc gia - dân tộc), ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia cần phải tôn trọng yếu tố tâm lý, văn hóa tộc người của các dân tộc thiểu số. Quán triệt nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Cương quyết chống tư tưởng dân tộc cực đoan, hẹp hòi, áp đặt, dân tộc lớn và cả những biểu hiện tự ti, ỷ lại của một số dân tộc ít người. Có như thế mới phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình phát triển vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.2. Nhóm giải pháp trên lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số.

Cần phải đầu tư xây dựng những công trình hạ tầng ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các xã có cơ sở hạ tầng thấp kém. Bên cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng hiện nay xuống cấp, hư hỏng do khí hậu, thiên tai, bão lụt và cả do thi công vội vàng, quản lý thi công yếu kém cần phải được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa nhất là các công trình nước sinh hoạt, các tuyến đường cấp phối, thủy lợi, kênh mương...

Do nguồn vốn còn nhiều hạn chế nên trong quá trình đầu tư cần phải có kết hoạch khoa học, tránh dàn trải, chạy theo số lượng, không hiệu quả. Cần tập trung vào các công trình hạ tầng có tính cấp bách phục vụ cho phát triển

kinh tế - xã hội trước. Cần phải quản lý vốn đầu tư, tránh lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng khi thi công. Tập trung hoàn thành các công trình quốc gia như: về xây dựng, quy hoạch đô thị,

mở rộng khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, xây dựng thị trấn A Co, mở rộng trung tâm liên xã Hồng Trung, Hồng Vân, mở rộng thị trấn A Lưới...; về giao thông, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 49, các tuyến đường 74, 71 nối A Lưới với Nam Đông, Phong Điền, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14 nối A Lưới với Quảng Nam; về điện, hoàn thành các nhà máy thủy điện A Lin, nhà máy thủy điện A Lưới, nhà máy thủy điện Thượng Nhật - Nam Đông, hoàn thành xây dựng hệ thống trạm biến áp phân phối, mở rộng mạng lưới điện đến các địa bàn kinh tế trọng điểm của vùng và các xã vùng xa như: Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Thủy, Đông Sơn của huyện A Lưới. Đồng thời hoàn thành các công trình cấp nước sạch cho các điểm tập trung dân cư, xây mới và sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây gieo trồng hàng năm (hiện nay huyện miền núi A Lưới mới chỉ đáp ứng được 50% diện tích); bưu chính viễn thông, nâng cấp, hiện đại hóa các bưu điện thị trấn, các bưu cục Hương Lâm, Hông Vân - A Lưới, bưu điện huyện Nam Đông nhằm đáp ứng yêu cầu liên lạc trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế hàng hóa đồng thời có những chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ vào phát triển vùng dân tộc thiểu số.

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà khoa học triển khai nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ quản lý sản xuất và đời sống. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, chú trọng việc biên soạn tài liệu hướng dẫn phương thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm từng vùng, từng khu vực...Phối hợp với Đại học Huế mà cơ bản là

Trường Đại học Nông lâm Huế và các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp trên toàn quốc để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng.

Phát triển đa dạng các dịch vụ nông nghiệp như cung ứng giống cây trồng, các con giống vật nuôi đã được cải tiến, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tư nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, thú y. Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến một số loại nông sản, lâm sản như: cà phê, chè, hồ tiêu, bột giấy, các sản phẩm từ gỗ...; từng bước hình thành cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm có công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao, có thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Cần phải có chính sách hợp lý để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm của vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho những sản phẩm nông, lâm nghiệp của vùng, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp bên cạnh những chính sách bình ổn giá cả, để tránh cho người dân bị ép giá khi thu hoạch và bán sản phẩm.

Tiếp tục có chính sách thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh và nước ngoài vào các ngành mũi nhọn như: trồng cà phê, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, khai khoáng...và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số địa bàn trọng điểm như khu du lịch Bốt Đỏ, Hồng Thượng, khu kinh tế quốc phòng A Sầu...Ngoài ra, cần thu hút các nguồn vốn viện trợ khác từ các chương trình và dự án quốc gia nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Thứ ba, tập trung đầu tư phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của vùng dân tộc thiểu số

thế mạnh của vùng như: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở A Lưới, Nam Đông (xây dựng nhà máy tuyển lọc caolin - A Lưới, nhà máy xi măng - Nam Đông); Tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản như gỗ và các sản phẩm rừng trồng như: tre, lồ ô, cao su, cà phê theo hướng tinh chế đảm bảo hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm và phát triển bền vững.

Cần nghiên cứu để có giải pháp điều tiết, khai thác hợp lý diện tích rừng sản xuất, đồng thời có kế hoạch kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng nguyên liệu. Xác định rõ cây trồng vật nuôi có lợi thế phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái của từng vùng, nhất là cây con thích ứng với điều kiện như: cây cà phê, chè, hồ tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc ở vùng miền núi gò đồi phía bắc A Lưới, vùng thung lũng và gò đồi trung tâm là vùng trọng điểm lúa, và một số cây ăn quả, vùng kinh tế - quốc phòng A Sầu có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc và một số cây ăn quả như: chuối, hồng xiêm, cam, quýt..., vùng miền núi phía Đông có ưu thế về lâm nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, sắn công nghiệp...Bên cạnh đó, cần phát triển nuôi cá nước ngọt ở những hồ ao tự nhiên và nhân tạo trong mô hình VAC, VRAC từ đó giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếp tục duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời phục vụ cho du lịch như: dệt Zèng, đan lát, mây tre...

Trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thì du lịch là ngành có nhiều tiềm năng và ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì thế, cần phải tập trung đầu tư phát triển du lịch, chú trọng khai thác các loại hình du lịch có tiềm năng trên địa bàn như du lịch tham quan các di tích lịch sử, làng văn hóa truyền thống và du lịch

sinh thái. Tăng cường đầu tư quy hoạch, phát triển và mở rộng một số điểm du lịch trọng điểm như khu du lịch sinh thái Bốt Đỏ, Hồng Thượng, xây dựng làng văn hóa phục vụ bảo tồn và du lịch ở Nam Đông, A Lưới...

Để du lịch phát triển, một trong những nội dung quan trọng là cần phải tăng cường sự liên kết với các tuyến du lịch khác trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mở rộng các loại hình thương mại dịch vụ, tổ chức tốt các khâu cung ứng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách như xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc … nhằm tạo ra môi trường du lịch hấp dẫn.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng và chuyển giao kỹ thuật canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc giao đất, giao rừng, khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư sống gần rừng (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) theo đúng chính sách của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật để mọi người có ý thức, tích cực bảo vệ môi trường ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn, giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ rừng, quản lý và khai thác rừng một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó cần điều tra, quy hoạch quỹ đất lâm nghiệp để có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý.

Cần phải tăng cường lực lượng kiểm lâm, lực lượng phòng tránh cháy rừng để đủ điều kiện ứng phó với các tình huống chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã nếu xảy ra. Xây dựng những chế tài đủ mạnh để chấm dứt tình trạng lấn chiếm, chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để trồng rừng sản xuất.

Phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng bộ đội địa phương tiến hành rà phá bom mìn còn sót lại trong chiến tranh, giải phóng diện tích đất và bàn giao cho người dân phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.2.3. Nhóm giải pháp trên lĩnh vực chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật và định hướng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ và nhân dân vùng dân tộc thiểu số.

Vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất anh hùng, một lòng sắc son với cách mạng và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, dưới những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc và tinh vi, nhiệm vụ hết sức quan trọng là cần phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức văn hóa nghệ thuật để chuyển tải chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân; củng cố thế trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đồng thời đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội

Thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong từng tổ chức Đảng và toàn Đảng bộ. Phát huy tinh thần cộng sản của mỗi đảng viên, gương mẫu trong sinh hoạt và làm nòng cốt trong các tổ chức nhân dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để phát huy hơn nữa vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Các cấp ủy cần nắm vững và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình bằng phương pháp dân chủ, khắc phục lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, chất lượng họat động của bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh xuống cơ sở. Phát huy trí tuệ của mặt trận trong việc thực hiện các

chính sách ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể của nhân dân. Các đoàn thể đổi mới xây dựng tổ chức theo hướng coi trọng chất lượng, tích cực xây dựng cơ sở vững mạnh, thu hẹp diện tích yếu kém.

Mở rộng và phát huy dân chủ ở vùng dân tộc thiểu số, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tập hợp nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm quyền làm chủ đại diện và quyền làm chủ trực tiếp, kết hợp với quyền tự quản ở cơ sở. Tăng cường đại diện của các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện mất dân chủ, quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan liêu, xa rời dân ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

- Đấu tranh chống những âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội, các đồn biên phòng đóng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh; nắm tình hình, địa bàn, theo dõi thông tin, dư luận để dự báo kịp thời và xây dựng các giải pháp, kế hoạch nhằm đánh bại âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 90)