Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. Nhiều chương trình, dự án kinh tế được triển khai: chương trình 235, chương trình 135, những chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách cử tuyển, chính sách 929 đối với người dân tộc thiểu số bệnh binh, chính sách cho vay không lãi, chính sách tín dụng ưu đãi và nhiều chính sách kinh tế - xã hội khác...nhiều dự án lớn đã được triển khai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: dự án xóa đói giảm nghèo(ADB), dự án hạ tầng cơ sở dựa vào cộng đồng (WB), dự án định canh định cư, 327, 661, dự án trồng rừng kinh tế bằng nguồn vốn WB3, dự án đa dạng hóa nông nghiệp đầu tư trồng cao su, dự án đầu tư và phát triển cà phê ở A Lưới...những chương trình, dự án trên bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trên lĩnh vực kinh tế

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, những di chứng của kẻ thù để lại như: bom đạn trong lòng đất, sự hủy hoại môi trường, chất độc dioxin... không thể dễ dàng khắc phục được trong một sớm một chiều. Đời sống người dân hết sức khó khăn, thiếu thốn...Song nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện nay kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ rệt.

+ Nông lâm nghiệp: Thực hiện chính sách định canh, định cư, đồng bào các dân tộc thiểu số đã đoàn kết với đồng bào Kinh thực hiện khai hoang, xây

dựng các công trình thủy lợi, nhận đất, rừng của nhà nước giao để sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, lập vườn, đào ao thả cá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 13.757 ha, trong đó có 4.899 ha lúa nước, 1039 ha ngô.

Được sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất, đưa giống mới phù hợp với đất đai, khí hậu miền núi và tương đối phù hợp với kinh nghiệm kiến thức bản địa của đồng bào để tổ chức trồng lúa nước và một số cây hoa màu khác. Nhờ vậy từ chỗ chỉ đạt năng suất dưới 10 tạ/ha/năm (1999). Đến nay, năng suất lúa đã đạt 48,6 tạ/ha/vụ. Trong đó, huyện Nam Đông đạt trên 50 tạ/ha/vụ, A Lưới 47 tạ/ha/vụ. Hiện nay, bình quân lương thực có hạt của toàn vùng dân tộc thiểu số tỉnh đã đạt gần 250 kg/người/năm.

Trước đây, cuộc sông du canh, du cư là nguyên nhân gây nên đói nghèo, thiếu thốn, mất ổn định trong đời sống của đồng bào thì giờ đây đa số đồng bào đã ổn định định cư và còn triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả: VAC, VARC; kết hợp giữa trồng rừng, cây ăn quả, trồng rau, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thả cá, kinh tế rừng... góp phần cải thiện dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày và phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn.

Bên cạnh đó, một số cây công nghiệp có hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng cũng đã được triển khai nhân rộng. Năm 2005, Huyện Nam Đông tập trung trồng cao su với diện tích trên 2.000 ha, trong đó một số hộ đồng bào dân tộc trồng cây công nghiệp này đã đạt thu nhập trên 50 triệu/ năm. Huyện A Lưới phát triển cà phê Catimo với diện tích trên 650 ha, nhiều hộ gia đình đã trồng 1 -2 ha và nhận khoán thêm từ nông trường cà phê Đường 9 để chăm sóc, góp phần tăng thêm thu nhập. Tính đến đầu năm 2010, toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh có trên 8.000 ha rừng cao su, sản

lượng mủ đã khai thác đạt trên 1200 tấn/năm; trên 900 ha cà phê, bình quân hàng năm thu hoạch gần 350 tấn hạt.

Ngành chăn nuôi cũng được phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã đóng góp quan trọng trong thu nhập của đồng bào. Tổng đàn gia súc gần 60.000 con, trong đó hơn 15.000 con bò, gần 8.500 con trâu, 32 ngàn con lợn, 3700 con dê. Đàn gia cầm có 320.000 con. Mỗi năm đồng bào miền núi nuôi và đánh bắt được gần 500 tấn cá các loại.

Sản xuất lâm nghiệp đang thực sự trở thành phong trào ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào trồng rừng, phát triển kinh tế. Năm 2007, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1000 ha rừng, hiện nay đã có hơn 14.000 ha rừng kinh tế.

Như vậy, vùng dân tộc miền núi của tỉnh đã có được sản phẩm ổn định với khối lượng tương đối lớn. Những kết quả ban đầu trong nông nghiệp thể hiện qua sản lượng lương thực, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện trên địa bàn, thúc đẩy hình thành nhanh nông thôn mới, trực tiếp cải thiện dinh dưỡng hàng ngày, nâng cao mức thu nhập trên địa bàn. Điều này cho thấy, chính sách dân tộc đã đạt được những thành quả quan trọng, tạo được niềm tin với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Công nghiệp, thủ công nghiệp: Nhìn chung, công nghiệp và thủ công nghiệp ở vùng dân tộc, miền núi sản xuất quy mô nhỏ nhưng vẫn duy trì sản xuất ổn định.

Về công nghiệp, điển hình như nhà máy chế biến mủ cao su, xưởng sản xuất đũa, tăm, các cơ sở sấy cau khô ở huyện Nam Đông, các xưởng cưa xẻ gỗ, nhà máy chế biến cà phê ở A Lưới, tổ hợp sản xuất mây tre ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền,v.v...đã giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ nhưng khá đa dạng tận dụng được nguồn nguyên vật liệu và thế mạnh truyền thống của địa phương. Các ngành nghề như dệt Zèng, đan lát được khôi phục, các xã miền núi như: A Roàng. A Đớt, A Ngo, Nhâm của huyện A Lưới và Hương Sơn, Hương Hữu, Thương Nhật, Thượng Long huyện Nam Đông có từ 30 - 50% số hộ tham gia, góp phần tăng thu nhập đồng thời khôi phục và phát huy nghề truyền thống lâu đời của bà con dân tộc thiểu số.

+ Hoạt động thương mại - du lịch: Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miên núi, các hoạt động thương mại và dịch vụ cũng từng bước phát triển theo. Hiện nay, đã hoàn thành xây dựng 7 trung tâm cụm xã để hình thành các thị tứ khu vực, có chợ đông 1 buổi để phục vụ nhân dân mua bán hàng hóa. Hai thị trấn huyện lị ở Nam Đông và A Lưới ngày càng được đầu tư phát triển khang trang có chợ trung tâm họp cả ngày.

Hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách ở huyện và các cụm xã phục vụ nhu cầu vay vốn của nhân dân theo nguyện vọng và theo chính sách xã hội của nhà nước.

Các điểm du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du lịch lịch sử kết hợp với văn hóa truyền thống như: du lịch cộng đồng thôn Giỗi xã Thượng Lộ, du lịch thác Mơ - Nam Đông, Thác A Nô, suối nước nóng A Roàng huyện A Lưới đã và đang thu hút khách đến thăm quan trong đó có cả khách nước ngoài. Bên cạnh đó, một số các dịch vụ khác như: bưu chính viễn thông, dịch vụ thương mại, nhà nghỉ bước đầu đã phát triển và mở ra tiềm năng mới cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trên lĩnh vực chính trị

Những năm qua, hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo và đào

tạo lại đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đến nay, hai huyện miền núi là Nam Đông, A Lưới và ba xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng đã có hệ thống chính trị hoàn chỉnh từ huyện, xã đến các thôn bản. Toàn vùng có 4.631 đảng viên sinh hoạt ở 72 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 2.739 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% tổng số đảng viên. 100% thôn bản đồng bào dân tộc thiểu số có chi bộ, ban công tác của Mặt trận và các chi nhánh của các tổ chức đoàn thể. Năm 2009, có 17 tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, 26 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.

Phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể được từng bước đổi mới theo hướng hiệu quả hơn và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quy chế dân chủ ở cơ sở đang được thực hiện một cách nghiêm túc. Các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, củng cố các tổ chức đảng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Về công tác cán bộ, Tỉnh đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số. Ngoài việc thực hiện đầy đủ những chính sách chế độ đối với cán bộ người dân tộc theo quy định của Nhà nước tỉnh đã ban hành và triển khai những chính sách ưu tiên như: ưu tiên công tác tuyển dụng (cộng 1,5 điểm ưu tiên); trợ cấp trong quá trình đào tạo 100.000 người/tháng, xem xét hỗ trợ tiền ăn, ở, hỗ trợ đi lại, hỗ trợ văn phòng phẩm, cho nợ bằng cấp đầu vào hoặc triển khai đào tạo song song cùng lúc trình độ phổ thông với trình độ chuyên môn nghiệp vụ; ưu tiên trong quy hoạch, xem xét bổ nhiệm, đề bạt các chức danh lãnh đạo, quản lý...Nhờ những chính sách đó đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có những bước phát triển trong những năm gần đây.

Công chức, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện: 383 người, đạt 2,41% (có 165 nữ). Trong đó, dân tộc Pa kô 212 người, Cơ tu

93 người, Tà Ôi 68 người, Thái 6 người, Chăm 01 người, Hoa 01 người, Tày 01 người, Cao Lan 01 người. Công chức, viên chức thuộc các đơn vị quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh: 559 người (cấp tỉnh 7 người, cấp huyện 552 người). Cán bộ là người dân tộc thiểu số đang công tác ở 48 xã, thị trấn là 490 (có 40 nữ), trong đó dân tộc Pa kô 208 người, Cơ tu 157 người, Tà Ôi 107, Pa Hy 18 người. (phụ lục 1,2,3)

Số lượng cán bộ công chức đã qua đào tạo là người dân tộc thiểu số tăng đã góp phần quan trọng trong việc củng cố hệ thống chính trị các cấp và thực hiện tốt chính sách dân tộc ở địa phương.

- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Về giáo dục và đào tạo: Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục - đào tào đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng, những năm vừa qua, sự nghiệp phát triển giáo dục ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được quan tâm đầu tư cả về cơ sở trường, lớp, cả về đội ngũ giáo viên. Vì thế, chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học đã từng bước được nâng cao. Số lượng trẻ đến trường năm học 2007 - 2008 là: mẫu giáo: 5.468 cháu, tiểu học: 12.844 học sinh, trung học có sở: 8.848 học sinh, trung học phổ thông: 3686 học sinh. Năm học 2008 - 2009, toàn vùng có 1989 giáo viên các cấp và các bậc học, trong đó giáo viên người dân tộc thiểu số là 335 người. Tỷ lệ học sinh đến trường bậc học mầm non đạt trên trên 85%, tiểu học đạt 98%, trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông đạt 85%. Năm 2007, toàn vùng dân tộc miền núi đậu đại học 72 em (trong đó có 13 em là người dân tộc thiểu số), xét tuyển vào các trường đại học 30 em (trong đó có 27 em là người dân tộc thiểu số). Năm 2008 - 2009, có 115 em học sinh người dân tộc thiểu số thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học.

Về y tế: Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi được quan tâm đúng mức. Các địa phương tiếp tục triển khai

thực hiện quyết định QĐ số 139/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ về mạng lưới y tế cơ sở và khám chữa bệnh cho người nghèo. Các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng...đang được triển khai có hiệu quả. Các cơ sở y tế và trang thiết bị y tế được tăng cường đầu tư, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng lên. Hiện nay, có 46/46 xã có trạm y tế, toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 75 bác sỹ, 103 y sỹ, 81 y tá, 98 nữ hộ sinh, 10 dược sỹ, 8 dược tá, 100% số xã có bác sỹ tăng cường. Nhờ những nỗ lực trên, đến nay, các bệnh thường gặp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: sốt rét, tiêu chảy, bướu cổ cơ bản đã giảm hẳn, sức khỏe của người dân được nâng cao.

Văn hóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của cộng đồng các dân tộc được quan tâm. Những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội đâm trâu, Ariu piring, Ada, ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc miền núi...được duy trì phát triển góp phần tích cực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Cứ hai năm một lần, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông và A Lưới tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế”. Qua đây đã thu hút đông đảo nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và quần chúng nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian, truyền thống đặc sắc. Đáng chú ý, hoạt động này đã phục hồi, phát triển các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian và lễ hội truyền thống của địa phương một cách mạnh mẽ.

Đối với hệ thống thiết chế văn hóa thông tin miền núi đang từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới. Bằng kinh phí của Trung ương và địa phương, các huyện miền núi đã xây dựng được trạm thu và phát lại truyền hình, củng cố hệ thống đài truyền thanh huyện và xã, xây dựng Nhà

Văn hóa Dân tộc Nam Đông, hình thành nhà trưng bày đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng của đồng bào Cơ tu tại huyện Nam Đông, xây dựng Nhà văn hóa và đầu tư trang bị xe tuyên truyền lưu động huyện A Lưới. Riêng huyện Nam Đông mỗi tháng xây dựng 04 chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc với những tin tức thời sự phản ánh hoạt động trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền tại chỗ và lưu động. Từ kinh phí của chính quyền địa phương và nhân dân đóng góp, các huyện Nam Đông, A Lưới đã xây dựng hơn 36 nhà Gươl và 163 nhà sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt trong Festival 2010 một không gian

Một phần của tài liệu Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)