7. Kết cấu của luận văn
1.3. Sự cần thiết phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc và khá
khái quát quá trình đổi mới thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
1.3.1. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới thực hiện chính sách dân tộc
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng chính sách dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc. Trong từng giai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đạt được những thành tựu quan trọng. Những kết quả đạt được của công tác dân tộc trong thế kỷ XX là dấu ấn quan trọng của tiến trình phát triển dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, đất nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới, tình hình khu vực và thế giới, trong nước đã có những chuyển biến quan trọng đòi hỏi việc thực hiện chính sách dân tộc phải có những đổi mới cho phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Về tình hình thế giới:
- Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và cả những diễn biến sau nó đã để lại cho chúng ta nhiều bài học trong đó có những bài học về thực hiện chính sách dân tộc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn và tác động không nhỏ làm Liên Xô tan rã đó chính là nhà nước chưa thực hiện tốt chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách bình đẳng, hỗ trợ, hợp tác với các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó những diễn biến sau khi Liên Xô sụp đổ cũng để lại những hậu quả to lớn đối với nước Nga. Ba nước pribantich tách khỏi nước Nga, ngả về phương Tây làm cho Nga mất lá chắn phía Bắc, các nước cộng hòa Trung Á dần nghiêng về phía Mỹ làm Nga hở sườn phía Nam, một số nước đồng minh cũ trong khối Vácsava và một số
nước Đông Âu thay đổi quốc kỳ, gia nhập NATO, cuộc chiến của những người Chesnia đòi ly khai và những điểm nóng ở Viễn Đông, Xibêri...và hơn 10 dân tộc thiểu số bị đối xử tàn khốc vì có người cầm đầu hợp tác với phát xít Hitle nay đòi quyền bình đẳng với dân tộc Nga...Những sai lầm trong việc thực hiện chính sách dân tộc do lịch sử để lại đang trở thành một thách thức lớn với chính quyền nước Nga hiện nay.
- Không chỉ ở nước Nga và các nước Đông Âu, trên bình diện thế giới, khoảng hai thập niên trở lại đây những cuộc xung đột dân tộc không những không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên. Như chiến tranh I-rắc, cuộc chiến Kôsôvô, những bất ổn ở Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương, phong trào vũ trang của tổ chức “con hổ giải phóng Tamin” ở Srilanca. Đặc biệt, hiện nay những mâu thuẫn xung đột sắc tộc diễn ra kết hợp với những mâu thuẫn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa thậm chí là có sự tham gia của chủ nghĩa khủng bố làm cho bức tranh dân tộc trên bình diện thế giới lẩn khuất thêm những gam màu u ám.
- Nhìn vào các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cụ thể là từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, chúng ta thấy nổi dậy chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ Liên Xô cũ, Đông Âu và một số quốc gia khác. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bình đẳng, tự chủ và hòa bình cho mỗi dân tộc.
Bên cạnh những yêu cầu khách quan nêu trên, thì hiện nay xu thế toàn cầu hóa như một quy luật đã và đang tác động một cách mạnh mẽ và sâu sắc đến tất cả các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, tư tưởng...trong đó, mỗi dân tộc cũng đang phải đứng trước những thời cơ và thách thức từ xu thế này.
Đối với Việt Nam, những năm qua việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên,
trong những năm đầu của thế kỷ XXI này đã và đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc.
- Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới cải cách hành chính mạnh mẽ, đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của nhà nước. Trong bối cảnh đó, không thể không đặt ra vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc vì chính sách đối với dân tộc thiểu số cũng như chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những động lực quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Bên cạnh những thành quả đạt được của công tác dân tộc trong những năm qua, chúng ta thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Miền núi nước ta vẫn là khu vực phát triển chậm nhất trong tất cả các vùng miền trên cả nước. Sự chênh lệch trong phát triển giữa miền xuôi và miền núi ngày càng tăng. Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hưởng thụ những thành quả của quá trình đổi mới và phát triển chung của cả nước. Tại những vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn rất nhiều những hạn chế: tỷ lệ đói nghèo còn cao, trình độ dân trí, mức sống vẫn thấp, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật còn yếu kém, một số bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số đang bị mai một, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp; trên nhiều địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nền kinh tế hàng hóa vẫn chưa phát triển họ vẫn còn quen với tập quán sản xuất tự cung tự cấp; hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều vùng còn yếu, trình độ đội ngũ cán bộ chưa cao, công tác phát triển Đảng chậm, cấp ủy chính quyền và các đoàn thể nhiều khi làm việc chưa hiệu quả, không sát dân. Những hạn chế trên đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Những năm gần đây, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
ngày càng tăng, mức độ nghiêm trọng và thủ đoạn thâm độc, tinh vi hơn. Chúng sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động thù hằn dân tộc và mâu thuẫn tôn giáo. Chúng mở rộng địa bàn hoạt động sang vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới nhằm lôi kéo, kích động đồng làm bất ổn chính trị, rối loạn trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trước bối cảnh chung của thế giới và thực tiễn đất nước, đòi hỏi cần phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của những chính sách nhằm ổn định chính trị và phát triển toàn diện, bền vững vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
1.3.2. Khái quát quá trình đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta từ đại hội VI tới nay
Đại hội VI đã đề ra chính sách dân tộc theo tinh thần đổi mới, bước đầu hình thành nhận thức mới, rất quan trọng về chính sách dân tộc và giải quyết các mối quan hệ giữa các dân tộc. Đại hội nhấn mạnh: “Sự nghiệp đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đòi hỏi tăng cường công tác nghiên cứu về dân tộc học và công tác điều tra xã hội học, hiểu biết đầy đủ những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc. Trên cơ sở đó, bổ sung, cụ thể hóa và thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm dập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc”[23, tr.431]. Đaị hội VI đã đưa ra được quan điểm chỉ đạo khoa học khi thực hiện chính sách dân tộc đó là cần phải tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, dập khuôn máy móc; cần tôn trọng tình cảm, tâm lý tộc người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người.
Đại hội cũng khẳng định: “Đảng cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh cách mạng kiên cường, dũng cảm của các dân tộc thiểu
số ở nước ta nhằm củng cố và nâng cao thêm một bước khối đại đoàn kết các dân tộc, hướng vào việc xây dựng miền núi giàu mạnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng do Đại hội đề ra. Tăng cường việc giáo dục chính sách dân tộc trong cán bộ, đảng viên, trong quân đội và đồng bào cả nước, nâng cao cảnh giác, kịp thời vạch trần và làm thất bại âm mưu hành động của kẻ thù chia rẽ dân tộc. Có quy hoạch và kế hoạch tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới và một số vùng ở miền Nam.”[23, 450 - 451]
Những quan điểm đổi mới thực hiện chính sách dân tộc được đưa ra ở Đại hội VI đã được Đại hội VII kế thừa và phát triển trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh khẳng định nhất quán tinh thần khoa học và nhân văn trong chính sách dân tộc của Đảng ta: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên trên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số”[14, tr.16].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã triển khai, cụ thể hóa những quan điểm đổi mới chính sách dân tộc được đưa ra ở Đại hội VI và VII. Đại hội VIII nêu lên vấn đề chính sách dân tộc trong thời kỳ 1996 - 2000 là: “vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của
đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc các vùng, các cấp trong sạch vững mạnh”[16, tr.125-126]. Trong quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội VIII, rất nhiều chính sách cụ thể nhằm phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện: chính sách về vốn, chính sách về đất đai, chính sách về rừng, chính sách phát triển nguồn lực, chính sách phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, chính sách thị trường, chính sách về các thành phần kinh tế... Các chính sách đó đã thể hiện qua nhiều chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện như:
- Chương trình, mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ - TTg ngày 27- 3 - 1998 của Thủ tướng có ưu tiên vùng dân tộc và miền núi. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại dân cư, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, định canh, định cư, hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn...
- Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo Quyết định số 35/QĐ - TTg ngày 13 - 01 - 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.
- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ - TTg ngày 31 - 07 - 1998 của thủ tướng chính phủ (thực hiện ở 2.325 xã đặc biệt khó khăn)
- Chương trình trợ cước, trợ giá theo Nghị định số 20/1998/NĐ - CP ngày 31 - 3 - 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
-Dự án trồng 5 triệu ha rừng theo quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29 - 07 - 1997 của Thủ tướng Chính phủ.
...
Bên cạnh những chương trình dự án phát triển kinh tế, hàng loạt các chính sách xã hội như giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, chăm lo sức khỏe cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc cũng đã và đang thực hiện hiệu quả. Qua thời gian thực hiện, các chương trình dự án bước đầu đã được phát huy hiệu quả. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được tăng lên. Điều này đã được Đảng ta tổng kết trong Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc: “...Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí được nâng lên. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đã được thực hiện; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, cụm xã. Văn hóa phát triển phong phú hơn; đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; việc khám, chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn.
Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi bước đầu được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững.”[20, tr.30-31]. Trong hội nghị quan trọng trên, Đảng ta tiếp tục đưa ra những nhiệm vụ cấp bách và chủ yếu cùng với các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách dân tộc. Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã xác lập hệ thống quan điểm và giải pháp cho việc giải quyết vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc, đem lại những nhận thức mới về những vấn đề đặc biệt quan trọng và nhạy cảm; Hội nghị đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về đổi mới