II. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU.
4. Lựa chon kênh phân phối cho hàng dệtmay thâm nhập thị trường EU
Để cho “dòng chảy” hàng dệt may xuất khẩu sang EU luôn luôn thông suốt và có lưu lượng ngày càng lớn, càng ổn định. Thì cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành dệt may và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanh nghiệp dệt may phải lựa chọ được các kênh phân phối thích hợp để hàng dệt may thâm nhập vào thị trường EU. Tuỳ theo từng loại sản phẩm và điều kiện của các doanh nghiệp khác nhau mà có thể lựa chọn một trong hai hình thức phân phối sau:
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế và những sản phẩm mới chưa có được chỗ đứng trên thị trường EU thì các doanh nghiệp nên liên doanh liên kết với các Công ty EU để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay thành Công ty con của các Công ty đó. Như vậy các sản phẩm sẽ được sản xuất ra dựa trên những lợi thế về lao động, nguyên liệu, nhà xưởng,… của doanh nghiệp, công phân phối dựa trên những ưu thế về kênh phân phối của các Công ty EU. Đây cũng là các hình thức mà các Công ty của HongKong, Hàn Quốc áp dụng vào những năm của thập niên 90 và giành được
thành công rực rỡ. Cho đến nay hàng hoá của họ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp dệt may lớn, có tiềm lực kinh tế và những mặt hàng đã có chỗ đúng vững chắc trên thị trường EU. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phân phối trực tiếp. Tức là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa làm công tác sản xuất vùa làm công tác phân phối hàng hoá vào EU phương pháp này là phương pháp mà các Công ty trên thế giới đang áp dụng (Carry and cash). Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này ngoài những điều kiện nêu ở trên về mặt hàng và khả năng của doanh nghiệp, nó vẫn còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ các yếu tố khách quan, chủ quan như mức độ cạnh tranh trong hệ thống phân phối, rào cản của lĩnh vực phân phối, độ dài của các kênh phân phối… và phải nói rằng đây là phương pháp mạo hiểm với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng nếu phương pháp này thành công thì đây sẽ là phương pháp giúp dệt may Việt Nam đứng vững trên thị trường EU và sẽ là phương pháp mang lại giá trị cao nhất cho hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam.