Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta (Trang 28)

II. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU.

2.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

Nếu phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ là điều kện cần thì phát triển nguồn nhân lực là điều kiện đủ để ngành dệt may phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành dệt may có thể được chia thành hai bộ phận, một bộ phận trực tiếp làm công tác sản xuất, còn một bộ phận làm công tác kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì cả

hai bộ phận nhân lực của ngành dệt may đều còn thiếu và yếu. Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp thiếu các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp, thiếu các kỹ sư hoàn thiện để có thể tạo ra được những mẫu mốt phù hợp với nhu cầu thị trường, và khả năng tạo ra những mặt hàng mới đối với mặt hàng còn hạn chế. Công nhân thì mới có khả năng sử dụng và vận hành được 70% hiệu xuất máy trong khi ở các nước khác trong khu vực là 90%, năng xuất thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng chi phí thời gian giao hàng may mặc xuất khẩu nước ta. Còn đối với bộ phận cân, các cán bộ kinh doanh thì khả năng nghiên cứu tiếp cận mở rộng thị trường còn yếu đặc biệt là thị trường EU, dẫn đến xuất khẩu của nước ta vào thị trường này thường phải qua trung gian, việc có được các đơn đặt hàng chủ yếu là nhờ đối tác tự tìm đến.

Để khắc phục những yếu kém đó của nguồn nhân lực dệt – may. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đã có như: Đại học Bách Khoa, đại học Mở, Mỹ Thuật Công Nghiệp,… Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo ngắn hạn, thuê các chuyên gia thiết kế EU về giảng dạy và tập huấn, cử các kỹ sư, nhà thiết kế có năng lực sang đào tạo ở các nước EU. Đồng thời với vịêc đào tạo “thầy” thì nhà nước cũng cần phải quan tâm đến các cơ sở đào tạo “thợ” (công nhân) để nâng cao tính chuyên nghiệp, năng xuất, khả năng và kỹ thuật vận hành sử dụng máy móc. Còn đối với nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may, nhà nước cũng cần phải đào tạo để nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Hàng năm nên cử các đoàn công tác sang thị trường EU để học hỏi kinh nghiệm và nguyên tắc kinh doanh, đồng thời làm công tác nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu về hàng dệt may của thị trường EU, hiểu được văn hoá phong tục của thị trường này. Từ đó quay về nước có thể đưa ra được những

phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để đáp ứng nhu cầu của thị trường dệt may EU.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta (Trang 28)