Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta (Trang 27)

II. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU.

1. Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may.

Ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành liên quan trực tiếp đến ngành chủ lực, sự phát triển của ngành chủ lực bị ảnh hưởng và chi phối của các ngành này. thục tế ngành dệt may của nước ta đã chứng minh. Khi ngành công nghiệp bông sợi của chúng ra không phát triển, hàng năm ngành dệt đã phải nhập đến 90% sản lượng bông sơ để phục vụ cho ngành dệt, kết quả là sản phẩm của ngành dệt làm ra đã đắt hơn sản phẩm của các ngước trong khu vực, ngành dệt

không có khả năng phát triển đến lượt nó lại ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành may không tạo ra được đủ lượng nguyên liệu để cấp cho ngành may làm ngành may hàng năm phải nhập hơn 70% sản lượng nguyên liệu. Nó cũng là nguyên nhân làm cho ngành may chủ yếu phải xuất bằng phương thức gia công xuất khẩu. Cho nên để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển cần phải phát triển các ngành bổ xung cho ngành dệt may.

Ngành công nghiệp bông là một trong những ngành công nghiệp bổ xung có ảnh hưởn lớn nhất đến ngành dệt may. Đây là ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành dệt may. Vì vậy trong những năm tới ngành công nghiệp bông cần phải được đầu tư phát triển, để phát triển ngành này thì nhà nước cần phải tiến hành các hoạt động như quy hoạch vùng trồng bông lựa chọn các loại bông có năng xuất chất lượng cao với điều kiện Việt Nam có những chính sách ưu đãi về vốn, đặc biệt nhà nước nên có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển ngành này.

Ngoài ngành công nghiệp bông, nhà nước cũng phải đầu tư phát triển một số những ngành công nghiệp bổ sung khác nữa chẳng hạn như: công nghiệp hoá chất, các ngành công nghiệp chế tạo các dụng cụ phục vụ cho ngành may măc, chế tạo ra các trang thiết bị, phụ tùng thay thế dần dần thay thế các dụng cụ phải nhập từ nước ngoài.

Khi các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển nó sẽ là nền tảng vững chác cho ngành dệt may phát triển. Chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w