Việt Nam vào EU cần phải có một hệ thống những giải pháp
I. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO EU VÀO EU
1. Đối với nhà nước:
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại EU. Thành lập các trung tâm thông tin để cung cấp nhưng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp về đặc điểm tình hình thị trường dệt may EU, thành lập các doanh nghiệp bị động do thiếu thông tin. Hoàn thiện cải tiến hệ thống nghiệp vụ phục vụ cho các hoạt đỗng xuất khẩu hàng dệt may để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, khuyến khích được các đối tác tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn. Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương và đa phương trong lĩnh vực dệt may để tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt đông xuất nhập khẩu giữa hai thị trường. Còn có những cải tiến, tạo sự thông thoáng hơn nữa trong hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may để các nhà đầu tư EU có thể đầu tư vào lĩnh vực này sau đó tái xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Đặc biệt là nhà nước phải làm tổ công tác dự báo để kịp thời đưa vào các chính sách vào cơ chế phục vụ cho hoạt động xuất khẩu dệt
may, tránh tình trạng cơ chế chính sách không theo kịp những biến động của thị trường gây khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu. Xây dựng và thành lập quỹ khuyến khích các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu tốt vào thị trường EU để thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực hơn nữa trong hoat động thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.
2. Đối với các doanh nghiệp dệt may.
Vì tốc độ phát triển của ngành dệt và các ngành công nghiệp hỗ trợ không theo kịp tốc độ phát triển của ngành may, dẫn đến phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài (hơn 70% nguyên phụ liệu). Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sở trang thiết bị không được hiện đại, khả năng vốn không lớn (ngoại trừ những Công ty dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam). Cho nên những năm tới phương thức gia công xuất khẩu vẫn là phương thức xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Vì vậy để có thể tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu với EU trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc duy trì và dữ vững các mối quan hệ gia công xuất khẩu đã có, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá hơn nữa các phương hướng nhận đặt hàng gia công, nhận đặt hàng gia công trực tiếp, nhận đặt hàng gia công gián tiếp… hình thức đa dạng hoá phương thức gia công cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro khi người đặt hàng gia công cắt đơn hàng tuy nhiên hoạt động gia công nó cũng làm tăng các mối quan hệ của doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý.
Để hoạt đông gia công xuất khẩu cho EU thành công. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đầu tư mua sắm đối với dây chuyền trang thiết bị, máy mới công nghiệp… để nâng cao năng xuất lao động cải tiến bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất để giảm những chi phí không cần thiết. Từ đó có thể hạ giá nhận gia công. tích cự đầu tư cải tiến đa dạng hoá các nguồn cung ứng để bảo đảm có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng bất cứ khi nào. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể giao hàng đúng thời
hạn, thiết lập được mối quan hệ ổn định và bền vững đối với đối tác đặt gia công. Một yếu tố quan trọng khác nữa cũng ảnh hưởng đến thành công của hoạt động gia công. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua được những rào cản về mặt định lượng cũng như mặt kỹ thuật của thị trường này. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải hướng xây dựng các tiêu chuẩn của mình theo hệ thống tiêu chuẩn thế giới đặc biệt là những tiêu chuẩn như ISO 9000; ISO 14000; HACCP… và các tiêu chuẩn riêng của liên minh châu Âu nhu các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn xuất sứ hàng hoá…
Cần phải chú ý rằng, dù cho hoạt động hàng gia công dệt may xuất khẩu vào EU của Việt Nam thành công đến đâu đi chăng nữa thì cũng không có gì bảo đảm chác chắn cho các doanh nghiệp gia công phát triển bền vững lâu dài để có thể thực hện mục tiêu. Mà chỉ có hoạt động xuất tư doanh (xuất khẩu, phân phối trực tiếp) thì mới đạt được sự phát triển ổn định và lâu dài được. Cho nên trong hoạt động gia công bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn của nhà đặt hàng thì các doanh nghiệp gia công dệt may Việt Nam phải tạo ra những nét độc đáo riêng của sản phẩm mình gia công mà các đối thủ khác không có được, có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra các ảnh hưởng và ràng buộc đối với nhà đặt hàng. Đây cũng là một cách thức để tạo hình ảnh cho các sản phẩm dệt may Việt Nam nhằm chuẩn bị cho thời kỳ hậu gia công.
II. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU.