PHẦN 4: Ý NGHĨA CỦA CÁC KIẾNTRÚC CỔ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tiểu luận lịch sử văn hóa việt nam (Trang 41)

_ Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian (đa số những công trình cổ còn hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn). Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu... có thể chứng minh được những lời này. Tuy vậy, những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian

và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là "thức kiến trúc cổ Việt Nam".

Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là sao bản của kiến trúc Trung Hoa. Nhưng thật ra kiến trúc cổ truyền Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản, nhất là về phần cấu tạo mái cong. Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì dùng phương pháp "chồng đấu tiếp rui" trong khi Việt Nam dùng "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong.[1]

Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc chuộng dùng gạch hay đá của nhiều vùng khác trên thế giới

Một phần của tài liệu tiểu luận lịch sử văn hóa việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w