Làng Việt ở Bắc Bộ được bao bọc bởi lũy tre xanh, đây cũng là biểu tượng cho tính chất “nửa kín” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng) hay tính “tự trị” (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm) của làng Việt. “Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là LŨY, thành lũy). Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc” (Trần Ngọc Thêm). Bởi vậy lũy tre có thể coi là bức tường rào kiên cố để ngăn cách làng với thế giới bên ngoài. Là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt.
Để vào được trong làng thì phải đi qua cổng làng, cổng làng là cầu nối giữa làng với bên ngoài, một số làng để ra được bên ngoài làng không chỉ bằng cổng làng mà còn bằng thuyền qua sông với những làng Việt giáp sông. Nhưng cổng làng vẫn là con đường chính, làng không chỉ có một cổng mà đôi khi còn có nhiều cổng: cổng tiền, cổng hậu hay cổng chính, cổng phụ để thuận tiện cho việc đi làm đồng. Cổng làng có thể coi là biểu tượng cho tính chất “nửa hở” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng) hay tính “cộng đồng” (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm). Bởi lẽ thường thì mỗi làng, bên cạnh cổng làng là một hoặc hai cây đa hay cây gạo là nơi nghỉ mát, gặp gỡ của những người đi làm đồng sau những giờ lao động nặng nhọc vất vả hay của những khách qua đường. Cổng làng cũng là một nét văn hóa đặc sắc của làng quê Bắc Việt, đôi khi cũng là biểu tượng của cái làng ấy.
Chúng ta thường nghe nói đến “cây đa, bến nước (ghiếng nước), sân đình”, làng nào không có dòng sông chảy qua thì thường có một ghiếng nước ở giữa làng, đây là những biểu tượng đặc trưng nhất của làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng. “Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người dần dần chỉ còn là chón lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ tại nơi bến nước (ở những làng không có sông chảy qua thì có ghiếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò” (Trần Ngọc Thêm). Đình làng cũng là nơi trung tâm chính trị, văn hóa của làng. Đó là nơi họp làng, nơi xử lý những công việc chung của làng, nơi diễn ra hội làng, tế lễ, thờ cúng Thành Hoàng làng (vị thần phù trợ cho làng). Ngoài ra, ở các làng còn có chùa (thờ Phật) và sau này còn có nhà thờ (thờ chúa Jesu) của những làng có dân theo Công giáo. Cũng có nhiều làng cả chùa và nhà thờ đều nằm chung một làng. Đó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cả dân làng.
Với làng Việt truyền thống ở Bắc Bộ Việt Nam, cái mà ta nhận thấy rõ nhất là không thể thiếu những yếu tố trên, những vật thể mà ta có thể nhìn thấy được, đó là những đặc trưng của làng Việt truyền
thống. Mặc dù sau này, kinh tế đất nước phát triển, lũy tre xanh đã bị chặt phá, cái bao bọc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam suốt thời kì Bắc thuộc để không bị đồng hóa bởi Trung Hoa. Nay đã được thay bằng nhà cao tầng, đường bộ hiện đại… Đình làng xưa đã không còn nữa thay vào đó là nhà văn hóa thôn,chỉ còn rất ít làng giữ lại được mái đình làng nhưng cũng không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Cây đa được chặt bớt, cổng làng bị phá đi làm cổng chào. Một số làng đã được lên làm thành phố, thị xã hay thị trấn. Đó cũng là theo xu hướng của thời đại nhưng cái bản sắc văn hóa dân tộc thì bị mai một, hòa tan dần.
2.2 Các hình thức sinh hoạt văn hóa của làng.
Làng là một đơn vị lãnh thổ khép kín được bao bọc bởi lũy tre làng, do vậy giữa các làng dường như rất ít có mối quan hệ với nhau về mặt tín ngưỡng văn hóa. Người xưa từng nói: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế mà mỗi làng đều có những nét văn hóa phi vật thế khác nhau như: Thành Hoàng làng, lệ làng, hội hè đình đám vào riêng một ngày không làng nào giống làng nào. Nhưng tựu chung lại thì có một số thứ được coi là luật định không thể không đồng nhất trong sinh hoạt văn hóa của các làng Việt truyền thống ở Bắc Bộ như: Ngôi thứ, hội làng, tế lễ, các tổ chức sinh hoạt phường hội, và việc kỵ đình miếu chùa chiền….
Thành Hoàng làng xuất thân từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam hết sức độc đáo và riêng biệt. Nếu Thành Hoàng của Trung Quốc chỉ thờ những người bảo trợ cho thành quách của họ thường là những người có công xây dựng thành hoặc bảo vệ thành thì ở Việt Nam thần Thành Hoàng làng mang đặc trưng của yếu tố dân gian thờ đủ mọi loại thần như thiên thần (Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh,…) là những nhân vật bất tử trong huyền thoại dân gian. Các nhân thần (Hưng Đạo Vương, Lý Thường Kiệt,…) họ là những người có công trạng to lớn với đất nước, nhân dân, được nhân dân tưởng nhớ công đức mà thờ, họ được xếp vào loại thượng đẳng thần. Còn các vị thần có công với dân làng họ thường là những người đỗ đạt, những văn võ quan có tên họ và công trạng của làng hay những ông tổ sáng lập ra làng được xếp vào loại trung đẳng thần. Đôi khi cũng có một số Thành Hoàng được thờ như những người ăn mày, người chết trôi dạt qua làng, người chết vào những giờ thiêng, hoặc là các tà thần, yêu thần, thần rắn, thần rết, thần giết lợn…họ là những người không tên tuổi, hoặc là những vị thần bản địa…được xếp vào hạ đẳng thần. Những vị Thành Hoàng làng này có nhiệm vụ là phải che chở, phù trợ cho dân làng không bị mất mùa, trộm cướp, bệnh dịch….và được thờ ở một nơi tranh trọng nhất của làng là đình làng. Hằng năm dân làng chọn ra một ngày nào đó làm ngày kỵ làng, thường là những ngày sinh, ngày mất, ngày thăng quan hoặc ngày mà vị Thành Hoàng này làm những
việc giúp dân, giúp nước hoặc giúp làng việc gì đó là ngày kỵ làng. Vào ngày này thường diễn ra những lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ thì cúng lễ thần Thành Hoàng, đôi khi có cả tế lễ, rước thần… Phần hội là những trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đua thuyền, chơi cờ người….Ngày nay còn ít làng giữ được những phong tục văn hóa đặc sắc đó của người Việt.
Một thứ nữa trong văn hóa làng quê Việt Nam đó là ngôi thứ trong làng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội làng Việt. “Ở làng quê người ta thường tranh nhau “ăn trên ngồi trước” rất kịch liệt, hoặc dùng tiền bạc để mua ấm, mua nhiêu với làng, hay quyên mua phẩm hàm với nhà nước, hoặc dùng thần thế hay mưu mô để dành lấy một chức dịch trong làng. Câu tục ngữ “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” đủ miêu tả xác đáng cái tinh thần tranh ngôi thứ ở hương thôn” (Đào Duy Anh). Cũng giống như ở trong triều đình của nhà vua, các vị quan tước khi vào chầu đứng theo thứ tự từ phẩm hàm cao nhất trở xuống. Khi ăn cỗ hoặc họp bàn công việc ở đình cũng ngồi theo vai vế, ngôi thứ như ở trong triều. Ngồi trên cao nhất “cái chiếu giữa đình” (từ dùng của Ngô Tất Tố), thường là những vị chức sắc có quyền lực cao nhất trong làng như lý trưởng, hương chức, khoa mục chức tước….Tiếp đó là những chánh phó lý, hương trưởng, trưởng tuần, các bô lão cao tuổi nhất trong các giáp. Và cuối cùng là những người dân (đàn ông) trong làng được xếp theo thứ tự tuổi tác. Chỗ ngồi trong đình thể hiện danh phận, chức vị và quyền lực của họ trong làng ấy. Có thế nói, cách tổ chức của làng Việt truyền thống là một mô hình nhà nước thu nhỏ, đình làng như một triều đình thu nhỏ của thôn quê. Do vậy họ tự biết tôn trọng những người ngồi trên, tự biết thân phận và nghĩa vụ của mình trong làng cũng như trong sinh hoạt văn hóa chung của làng.
Một hình thức kết cấu giữa các thành viên trong làng nữa đó là hình thức phường hội. “Ở trong một làng, người ta lại thường thấy những cuộc đoàn kết nhỏ, như hội tư văn gồm những người có chức tước khoa danh, hội Văn phả gồm những người nho học mà không có phẩm hàm khoa mục gì, hội võ phả gômg các quan võ, hội Đồng môn gồm tất cả các học trò của một thấy học. Ngoài ra còn vô số những đoàn thể khác, như họ mua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiền úp bát mà lần lượt góp tiền cho nhau, hội Hiếu để giúp nhau trong cuộc tang ma. Hội Hỷ để mừng nhau trong cuộc khánh hỷ, cùng là những hội Bách nghệ họp các thủ công đồng nghiệp, hội Chư bà họp những bà vãi lễ Phật, hội Đồng quan họp những bà đồng thơ thánh, hội Bát âm họp các tài tửaam nhạc, cho đến hội chọi gà, hội chọi chim….Xem thế thì thấy rằng nhà quê ta rất ham lập hội” (Đào Duy Anh). Và mỗi năm một vài lần hoặc có việc gì quan trọng các thành viên trong hội này đều gặp gỡ họp mặt sinh hoạt văn hóa cùng nhau hoặc cùng bàn bạc công việc của hội.
Còn ở các dòng họ là những ngày giỗ tổ, những ngày lễ tết là lúc con cháu về nhà nhờ họ tế lễ ông bà tổ tiên đã sáng lập ra dòng họ này trong làng. Cũng là lúc con cháu trong nhà “đóng cửa” bảo ban nhau cùng phấn đấu học tập, tích cực tham gia lao động sản xuất thể hiện tinh thần đoàn kết dòng họ “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Chính những tính chất khép kín này đã giúp bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam không bị Hán hóa trong suốt một thời kỳ dài của lịch sử.
3. Kết luận.
Làng quê Việt Nam mang những đặc sắc văn hóa riêng của người Việt, với tính chất “nửa kín nửa hở” đó đã làm cho làng đứng vững được trong bão táp của lịch sử dân tộc. Chính những sự cố kết rất tự nhiên mang đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước đó đã làm cho làng Việt in đậm trong tâm thức những người dân Việt Nam, không thể dứt bỏ được tình quê hương tha thiết mà “ai đi xa cũng nhớ về” cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh, cổng làng in vết thời gian gắn bó với tuổi thơ mỗi người từng sinh ra và lớn lên bên trong lũy tre xanh ấy. Tuy vậy, cũng chính nó đã làm cản trở sự phát triển của tư duy khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam, đến khi có sự đổi mới thì những giá trị văn hóa đó nhanh chóng bị phá vỡ và suy tàn nhường chỗ cho văn hóa phương Tây phát triển. Những ngôi làng được coi là truyền thống văn hóa lại là những làng đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Họa chăng chỉ còn sót lại những dấu vết của một nền văn hóa bản sắc của dân tộc như đình làng, gia phả, tục thờ cúng…. Mặc dù vậy làng Việt vẫn luôn là điểm tựa cho những ai đi xa luôn có ý thức hướng về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.
*Một vài nhận xét ngoài lề .
Có phần hơi chủ quan khi nhận xét rằng: sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, các yếu tố văn hóa của cư dân An Nam bị ảnh hưởng văn hoá Hán khá nhiều, trong đó ảnh hưởng về kiến trúc, trong đó có nhà ở cũng khá rõ ràng như ăn mặc và ẩm thực. Điều cần nhận thấy ở đây là, sau khi giành được độc lập, các tộc người ở Việt Nam lại bắt đầu công cuộc khôi phục lại văn hóa truyền thống của mình (tái cấu trúc). Khi bàn về Lễ của nước Nam ta, Phạm Đình Hổ ghi: “Nước Nam ta từ khi thuộc về Trung Hoa vẫn theo
lễ nhà Hán, lâu sau dần dà mà sai đi, lại thêm lễ giáo của Tây Dương, và bên Lào, bên Thích, làm cho tạp nhạp loạn xạ, từ bấy giờ mới trái khắc cả cựu lễ. Trần Quốc vượng khi bàn về Văn hóa Việt Nam
thế kỷ thứ X cũng nhận xét tương tự: Thế kỷ X làm nhiệm vụ lịch sử kết thúc chặng đường dài gian khổ
ngàn năm chống Bắc thuộc về chính trị - quân sự và tái cấu trúc hóa nền văn minh Việt Nam và những “mảnh vụn’’ của nền văn minh Việt cổ và những nhân tố ngoại sin” (10,tr.145).
người phía bắcViệt Nam. Đầu thế kỷ thứ X, thành phần dân tộc ở khu vực này chỉ bao gồm các dân tộc bản địa (Việt - Mường, Môn - Khơ Me phía bắc, Tày cổ,... ). Thế Kỷ XI – XIII gia tăng thêm các dân tộc nói ngôn ngữ Thái. Khoảng thế kỷ XV trở đi, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII trở đi, thành phần dân tộc trong vùng được bổ sung thêm các tộc người nói ngôn ngữ Hoa, Khơ Me, Hmông - Dao và Tạng - Miến (Di). Chính vì thế mà trong các thế kỷ sau, hoàn cảnh xã hội được cải thiện, giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên,... việc ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người ở Việt Nam rất mạnh mẽ.
Việc ảnh hưởng văn hóa cũng như kiến trúc, nhà ở giữa các tộc người trong vùng ở giai đoạn chúng ta đang đề cập, chỉ tập trung ở các mối quan hệ Thái với các tộc Môn - Khơ Me ở Tây Bắc và giữa Việt với Tày ở Đông Bắc. Có thể nói, quan hệ, giao tiếp văn hóa nói chung và kiến trúc, nhà ở nói riêng giữa Thái với các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở phía bắc là khá sâu đậm. Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, việc Thái hóa văn hóa của các cộng đồng Xinh Mun, Kháng, Mảng, Ơ Đu,... gần như đã đạt tới tột đỉnh. Không những chỉ ở trong những ngôi nhà kiểu Thái, mặc trang phục kiểu Thái, thực hiện các nghi lễ như người Thái, các cộng đồng này còn quên mất luôn cả tiếng mẹ đẻ của mình và lấy tiếng Thái làm công cụ giao tiếp duy nhất của mình. Ở Đông Bắc, ảnh hưởng văn hóa Việt (Kinh) đối với cộng đồng Tày rất mạnh mẽ. Có thể nói những biểu hiện của Thọ Mai gia lễ trong
đời sống của cộng đồng, việc xuất hiện chữ Nôm Tày và dùng chữ Nôm của người Tày sự xuất hiện đình chùa miếu mạo, các phường hội (phe,...),.... trong các làng Tày,.... đã khẳng định kết luận trên.